Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.

Bạn mong muốn cải thiện chỉ số thiết yếu về trang Web để thời gian tải trang diễn ra nhanh, giữ chân người dùng trải nghiệm trên trang lâu? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 7 cách cải thiện chỉ số thiết yếu về trang Web và Page Experience giúp bạn nâng cấp Website hiệu quả.

Tăng tốc thời gian tải các tài nguyên chính trước
Hiển thị trang đang tải là sự xuất hiện nội dung đầu tiên trên màn hình cho người dùng biết được trang đang tải. Đây là lúc LCP (thời gian tải hoàn tất nội dung) và cũng là chỉ số đầu tiên trong báo cáo Core Web Vitals xuất hiện để đo lường tốc độ tải của phần tử chính trên trang.

Muốn xác định phần tử LCP của trang, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+Shift+I hoặc kiểm tra trong Chrome Dev Tools. Sau đó, nó sẽ hiển thị trong biểu đồ tại tab Performance. Bạn có thể sử dụng phương pháp như Preloading (tải trước) để giúp tăng tốc tải phần tử của LCP.
Giảm thiểu các tác vụ dài (Long Task)
Bằng những nguyên nhân nào đó khiến người dùng phải mất nhiều thời gian để đợi trình duyệt phản khi nhấp vào một trang. Đây là những gì được đo bằng chỉ số thiết yếu về trang Web (Core Web Vitals) thứ 2: FID (First Input Delay) là thời gian người dùng phản hồi tương tác đầu tiên trên trang.
Điều này có thể gây cảm giác khó chịu cho người dùng, vì vậy bạn cần giảm thiểu thời gian chờ đợi tương tác giữa người dùng và phản hồi của trình duyệt.

Các tác vụ dài (Long task) là nguyên nhân gây ra vấn đề này. Về cơ bản, đây chính là những đoạn mã Javascript chặn luồng chính trong một thời gian dài, nó khiến trang không thể phản hồi.
Bạn có thể kiểm tra báo cáo về các tác vụ dài (Long task) tại Performance > Main > Task trong Chrome Dev Tools và chúng được đánh dấu bằng hình tam giác màu đỏ.
Lưu ý: Mẹo giúp bạn giải quyết các Long task là phân tách mã và phân tán các tập lệnh thành các phần nhỏ hơn. Đây là một trong những cách cải thiện chỉ số thiết yếu về trang Web bạn nên chú ý.
Cải thiện CLS – Chỉ số thiết yếu về trang Web
CLS (Cumulative Layout Shift) là chỉ số thiết yếu về trang Web thứ 3 – điểm thay đổi bố cục Website ở dạng tích lũy. Đây là chỉ số đo lường sự thay đổi bố cục của trang cho dù trang có vẻ như đã được tải hoàn tất.
Đôi khi, người dùng muốn nhấp vào vị trí xác định nào đó nhưng do trang đã thực hiện những thay đổi không mong muốn, khiến cho người dùng nhấp vào vị trí khác. Điều này sẽ gây trải nghiệm khó chịu cho người dùng.

Sau đây là một vài lý do khiến điểm CLS kém như:
- Không có đủ không gian lưu trữ cho các hình ảnh và các nội dung nhúng
- Các iframe và quảng cáo không được chỉ định kích cỡ
- Các nội dung động được chèn vào
- Các Web Fonts gây ra nhiều vấn đề khi tự động thay thế các Font đã được chỉ định thuộc tính
- Các hành động chờ phản hồi mạng
Hiển nhiên, khi tối ưu những nguyên nhân trên thì chỉ số CLS sẽ được cải thiện nhiều hơn cho Website của bạn.
Cải thiện giao diện Website thân thiện với thiết bị di động
Nếu không muốn bỏ lỡ lượng người dùng khổng lồ từ các thiết bị di động, các Webmaster cần đảm bảo Website phải được tối ưu hóa thân thiện với các thiết bị di động. Vì theo báo cáo vào năm 2016, số lưu lượng truy cập trên thiết bị di động lớn hơn lưu lượng truy cập bằng PC.

Đây là 2 cách để đánh giá khả năng sử dụng trang Web của bạn trên thiết bị Mobile:
- Cách 1: Kiểm tra báo cáo Khả năng sử dụng thiết bị di động (Mobile Usability) trong Google Search Console. Báo cáo này sẽ cho bạn thấy những vấn đề của Website như text quá nhỏ, nội dung không vừa với màn hình, danh sách những URL bị ảnh hưởng cho mỗi vấn đề.
- Cách 2: Đây là cách kiểm tra trang Web chính dễ dàng bằng công cụ Mobile-Friendly Test của Google.

Bảo mật và các thao tác thủ công (Security & Manual Actions)
Bảo mật trang Web cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xác định trải nghiệm trang. Những vấn đề bảo mật chính cần phải lưu ý là: Phần mềm không mong muốn (quảng cáo cưỡng chế), phần mềm độc hại hay trang Web lừa đảo hoặc chứa nội dung lừa đảo.

Để biết trang Web của bạn có đang gặp vấn đề bảo mật khiến người dùng gặp rủi ro hay không, bạn vào kiểm tra báo cáo Security issues (vấn đề bảo mật) trong Google Search Console.
Đảm bảo nội dung được cung cấp thông qua kết nối HTTPS
Kết nối của trang Web cần phải bảo mật an toàn và cài đặt HTTPS. Việc cung cấp thông tin qua kết nối HTTP có thể gây mất an toàn, dễ khiến dữ liệu người dùng bị tấn công. Đặc biệt cần lưu ý đối với các biểu mẫu người dùng đăng nhập thông tin quan trọng như các thông tin thanh toán trên website.

Để kiểm tra vấn đề bảo mật này, bạn sử dụng báo cáo Bảo mật trong thanh công cụ Screaming Frog. Báo cáo sẽ cho bạn thấy số lượng trường hợp biểu mẫu đang được phân phối trên các URL HTTPS và các vấn đề nội dung được phân phối thông qua HTTPS và HTTP.
Bạn cần đảm bảo Website có chứng chỉ SSL và chuyển các URL hay nội dung nhúng sang HTTPS để cho phép người dùng duyệt một cách an toàn, cũng như để được Google đánh giá cao hơn về trải nghiệm trang.

Hạn chế các Quảng cáo (Ads) không che nội dung trên trang
Quảng cáo xen kẽ xuất hiện quá nhiều trên trang, khiến người dùng khó truy cập vào nội dung quan trọng của trang sẽ tạo trải nghiệm không tốt và khó chịu cho người dùng. Vì thế, bạn nên sử dụng tính năng ảnh chụp màn hình của Chrome Dev Tools hoặc xem xét thẻ công trang Web trên các thiết bị khác nhau. Từ đó, giúp bạn hình dung cách quảng cáo xen kẽ tác động như thế nào đến người dùng để tránh làm gián đoạn trải nghiệm trên trang.
Hi vọng những thông tin chia sẻ qua bài viết sẽ giúp ích cho bạn về cách cải thiện chỉ số thiết yếu về trang Web. Hy vọng sau khi cải thiện, Website của bạn sẽ đem đến trải nghiệm hài lòng cho người dùng!

Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.