Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Bạn có đang phân vân giữa hai loại ổ cứng SSD và HDD? Bạn đang không biết phải lựa chọn loại ổ cứng nào? Vậy thì hãy cùng so sánh SSD và HDD để tìm ra những đặc điểm khác biệt cũng như lợi ích riêng của từng loại để tìm ra loại ổ cứng nào phù hợp với tính chất công việc của mình nhé!
Bài viết liên quan:
- Top 6 loại tên miền phổ biến nhất hiện nay trên internet
- 6 điều lưu ý khi đăng kí domain cho nhà hàng
- 5 chiến lược PR doanh nghiệp nhỏ đem lại hiệu quả trong năm 2022
So sánh SSD và HDD để tìm ra ổ cứng nào phù hợp
1. SSD là gì?
SSD ( Solid State Drive) là ổ đĩa bán dẫn hay ổ đĩa rắn, nó được sử dụng để làm một thiết bị lưu trữ thông tin và dữ liệu. Để cho dễ hiểu thì SSD cũng giống như là ổ đĩa USB quen thuộc, chỉ là SSD là một phiên bản chứa đựng to lớn hơn và phức tạp hơn nhiều so với USB. Nó không có ổ đĩa xoay vật lý bên trong nên thường SSD sẽ chạy khá êm, không phát ra tiếng động.
Nguyên lý hoạt động của SSD dựa trên các con chip NAND Flash, nó không sử dụng các kết cấu cơ học lưu thông tin thông thường và không lưu dữ liệu trên các lá đĩa hoạt động cơ học.
Cấu tạo của NAND Flash sử dụng trong SSD bao gồm nhiều floating gate transistor là những transistor đặc biệt, không cần phải refresh nhiều lần mỗi giây khi sử dụng giống như trong transistor dùng trong bộ nhớ DRAM. Và nó cũng có khả năng giữ nguyên trạng thái dù trong những lúc không được cấp nguồn. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NAND Flash là theo dạng hình lưới, bao gồm nhiều các block và page. Page là do nhiều cell hợp thành, và nhiều page lại sẽ hợp thành một block.
2. HDD là gì?
HDD (Hard disk Drive) hay còn được gọi là ổ đĩa cứng, là một thiết bị chuyên dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các đĩa hình tròn phủ một lớp vật liệu từ tính. HDD còn gọi là thiết bị lưu trữ “không thay đổi” bởi chúng có khả năng duy trì lưu trữ các dữ liệu dù khi ngừng cung cấp nguồn điện. HDD thường sẽ được cài đặt bên trong máy tính để bàn thiết bị di động, thiết bị điện tử tiêu dùng,….Chúng có thể lưu trữ hệ điều hành, chương trình phần mềm và các tệp khác bằng đĩa từ.
HDD là thiết bị lưu trữ phổ biến hiện nay
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của HDD khác với SSD. Chúng được phân chia thành các track, sector và cluster. Sector là các đường hướng tâm được phân chia ra bởi mỗi track. Nhiều sector thì sẽ tạo thành một cluster. Khi ổ đĩa cứng bị hỏng thì track là bộ phận duy nhất có thể được tái cấu trúc lại và khắc phục lỗi và sử dụng lại được.
3. So sánh SSD và HDD
Để hiểu rõ hơn về hai loại ổ cứng lưu trữ dữ liệu này, hãy cùng xem những so sánh HDD và SSD sau đây:
3.1. Về khả năng lưu trữ
HDD thường có nhiều loại có dung lượng lưu trữ lớn, có thể lên đến vài Terabyte nhưng giá thành lại khá mềm. SSD thì có xu hướng dung lượng nhỏ hơn nhiều nhưng giá thành lại cao hơn.
3.2. Về tốc độ ghi/ đọc dữ liệu
- Tốc độ quay để ghi nhận thông tin của ổ cứng HDD thường chạy với tốc độ 5400rpm tới 7200rpm, với tốc độ quay như vậy sẽ cho khả năng đọc/ ghi dữ liệu của SSD khoảng 200 MB/s. Việc đọc file dữ liệu sẽ nhanh hơn nếu các tập tin được lưu trữ trên các sector gần kề nhau.
- Tốc độ ghi/ đọc dữ liệu của SSD thì lại nhanh hơn nhiều, có thể đạt được đến 500 MB/s, nhờ con chip NAND Flash hoạt động mạnh, nhớ nhanh hơn rất nhiều. Những con chip này còn có khả năng làm việc ngay khi vừa mới khởi động, giúp công việc diễn ra nhanh chóng hơn.
Nhờ con chip NAND nên ổ cứng SSD có tốc độ nhanh hơn
3.3. Về độ bền
Ổ cứng SSD có khả năng chống chịu được các tác động vật lý lớn hơn nhiều so với HDD. Vì cấu tạo cơ học nên ổ cứng HDD dễ bị ảnh hưởng và hư hỏng. Chính vì vậy, khi sử dụng ổ cứng HDD bạn không nên để nó ở môi trường quá khắc nghiệt.
SSD lại có khả năng chịu nhiệt tốt hơn nên có thể làm việc được ở môi trường khắc nghiệt. Việc sửa chữa và phục hồi ổ SSD cũng dễ dàng hơn với HDD.
3.4. Về sự phân mảnh dữ liệu
HDD sẽ dễ bị phân mảnh dữ liệu, còn SSD thì do sử dụng chip rời cho nên sẽ không xuất hiện phân mảnh trên SSD.
3.5. Về mức tiêu thụ điện năng và độ ồn
HDD tiêu thụ nhiều điện năng hơn và hoạt động cũng phátra nhiều tiếng ồn hơn SSD
3.6. Về hình thức
HDD thường chỉ sản xuất dưới 2 dạng hình thức là 2.5 inch và 3.5 inch, nhưng SSD thì có nhiều loại hình thức và kích thước khác nhau.
3.7. Về giá bán
Giá thành của HDD thường rẻ hơn rất nhiều so với SSD.
4. Nên chọn loại ổ cứng nào?
Sau khi đã so sánh SSD và HDD ta thấy tuỳ từng mục đích và nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ chọn ổ cứng HDD hoặc SSD.
Nếu bạn cần phải lưu trữ một số lượng thông tin lớn thì không nên sử dụng ổ SSD bởi số tiền phải bỏ ra để mua ổ SSD dung lượng cao là rất lớn.
Nên sử dụng HDD nếu bạn cần môtk ổ đĩa giá rẻ lại có dung lượng lớn
Những người nên sử dụng ổ SSD là những người hay phải di chuyển nhiều trong lúc làm việc, hoặc những người cần phải có tốc độ xử lý thông tin và dữ liệu cao như người làm trong lĩnh vực đồ hoạ hay kĩ sư.
Sau khi đã so sánh SSD và HDD về những đặc điểm và sự khác biệt và lợi ích của riêng từng ổ cứng, hy vọng bạn đã có thể lựa chọn được ổ cứng phù hợp với công việc của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức về phần cứng thì hãy ghé Mắt Bão để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Matbao.
Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.