Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Hóa đơn điện tử là sự cải tiến tuyệt vời từ hóa đơn thông thường trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Vậy hóa đơn điện tử là gì? Vì sao các doanh nghiệp lại chuộng sử dụng hình thức này? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm hóa đơn điện tử là gì?
Sau khi bãi bỏ ý kiến bắt buộc doanh nghiệp chuyển sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, nhà nước đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện chuyển đổi hóa đơn điện tử.
Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu hóa đơn điện tử là gì?
Hoá đơn điện tử là tổng hợp các dữ liệu điện tử về bán hàng, cung ứng dịch vụ, quản lý bằng phương tiện điện tử.
Hóa đơn điện tử là các hình thức hóa đơn như hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử.
2. Quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Quy định bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là gì?
Sau khi bãi bỏ bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP vào ngày 19/10/2020. Sau đó, chính phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo 2 giai đoạn chuyển đổi. Nêu rõ vấn đề như sau:
Giai đoạn 1: Từ ngày 19/10/2020 các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn tự in hoặc đặt in, sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã xác thực của cơ quan thuế hay đã mua hóa đơn của cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng đến hết 30/6/2022.
Giai đoạn 2: Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022”.
3. Điều kiện để doanh nghiệp/tổ chức phát hành hóa đơn điện tử là gì?
Dưới đây là những điều kiện để doanh nghiệp/tổ chức phát hành hóa đơn điện tử:
- Doanh nghiệp tổ chức kinh tế: Đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai quyết toán thuế doanh nghiệp với cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự đủ trình độ: Đội ngũ nhân viên có trình độ hợp phù hợp với yêu cầu tổ chức.
- Doanh nghiệp có cơ sở đường truyền tốt: Chẳng hạn địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu đường truyền tốt.
- Doanh nghiệp có phần mềm bán hàng hóa/dịch vụ tốt: Để kết nối với phần mềm kế toán, có quy trình sao lưu, khôi phục, lưu trữ dữ liệu.
- Doanh nghiệp có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên tắc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Những nguyên tắc của hóa đơn điện tử là gì khi chuyển đổi từ đơn điện tử sang đơn giấy?
4.1 Nguyên tắc chuyển đổi hóa đơn điện tử là gì?
Nguyên tắc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một lần.
4.2 Điều kiện
- Yêu cầu nội dung của hóa đơn điện tử gốc phải chưa qua chỉnh sửa.
- Ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
- Xác nhận có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
4.3 Giá trị pháp lý của các hóa đơn điện tử chuyển đổi
Giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi đảm bảo được các điều kiện sau:
- Tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn.
- Ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
- Có chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.
4.4 Ký hiệu riêng
Ký hiệu riêng của hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau:
- Dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc (ghi rõ: “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”).
- Điền họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi, thời gian thực hiện chuyển đổi.
5. Câu hỏi thường gặp
Các câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử là gì? Hãy cùng tham khảo các câu hỏi thắc mắc phổ biến thường gặp.
5.1 Hóa đơn điện tử được áp dụng với những loại hóa đơn nào?
Hóa đơn điện tử được áp dụng với các loại hóa đơn như:
- Hóa đơn xuất khẩu.
- Vé, phiếu thu tiền…
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển.
- Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Hóa đơn bán hàng.
Quan trọng, các hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
5.2 Người mua có cần ký số vào hóa đơn điện tử hay không?
– Đối với nhóm người mua là khách hàng cá nhân, khách hàng lẻ, không sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì không cần thiết phải ký .
– Đối với nhóm người mua là doanh nghiệp thì kế toán cần sử dụng hóa đơn bán lẻ để kê khai thuế:
Nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua thì trên hóa đơn bán lẻ thì không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua. (theo công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016).
– Đối với hóa đơn mua hàng bao gồm: điện, viễn thông, khách hàng không cần có chữ ký của người mua và dấu của người bán.
– Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt như bên bán xin phép cơ quan thuế chấp nhận cho bên mua của mình.
5.3 Sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua kê khai thuế như thế nào?
Người mua sau khi nhận được hóa đơn điện tử có thể thực hiện nghiệp vụ kế toán thuế để kê khai như quy trình bình thường với hóa đơn giấy.
Bên cạnh đó, người mua có thể yêu cầu bên bán cung cấp cho mình hóa đơn điện tử đã được chuyển đổi ra giấy và có chữ ký và dấu của bên bán để làm chứng từ.
Thông qua bài viết trên, Mắt Bão đã cung cấp những thông tin hữu ích về hóa đơn điện tử là gì để giúp các bạn hiểu hơn về quy trình chuyển đổi hóa đơn điện tử. Hy vọng đây sẽ là cơ sở giúp ích cho doanh nghiệp chuyển đổi sang hóa đơn hiện đại này một cách thuận lợi.
>>> Xem thêm để biết cách thực hiện kế toán doanh nghiệp:
Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.