Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Bạn đang muốn thiết kế một WordPress cơ bản cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này chính là dành cho bạn – những người mới bắt đầu tự học WordPress với những kiến thức căn bản và dễ dàng.
Hãy cùng Mắt Bão theo dõi ngay nhé.
1. Kiến thức cơ bản cần biết trước khi bắt đầu tự học WordPress
Dưới đây, Mắt Bão sẽ liệt một số kiến thức cơ bản trước khi học WordPress.
1.1 Khái niệm WordPress
WordPress là công cụ giúp bạn tạo một trang Web, Blog hoặc tin tức cho riêng mình. Và đây là một trong những CMS tốt nhất và dễ sử dụng nhất mà bạn có thể chọn để tạo trang Web.
Với WordPress, bạn có thể tạo trang Web thương mại điện tử, cổng thông tin, Portfolio Online, diễn đàn thảo luận và những Web tuyệt vời khác.
1.2 Các thuật ngữ cơ bản cần biết khi học WordPress
Khi mới bắt đầu, bạn nên biết một số thuật ngữ cơ bản đến việc học WordPress, chẳng hạn như:
- Admin Dashboard: người quản trị bảng điều khiển, giao diện màn hình đầu tiên sau khi bạn đăng nhập vào giao diện Admin.
- Visual Editor: trình soạn thảo các nội dung hiển thị trên màn hình của bạn chính là cách thức mà nó sẽ được khi xuất bản.
- Theme: WordPress có thể chọn nhiều giao diện khác nhau, bạn có thể cài đặt bất kỳ giao diện nào bạn muốn, và mỗi một giao diện sẽ có tính năng đi kèm.
- Plugin: Ngoài những tính năng mặc định, WordPress còn cho phép cài đặt những tính năng bên ngoài do người dùng tạo, các gói cài đặt này được gọi là Plugin.
….
Những thuật ngữ trên xuất hiện trong hầu hết mọi bài viết về WordPress. Vì vậy, bạn nên hiểu các công dụng của chúng.
1.3 Theme
Khi bắt đầu học WordPress, các bạn nên làm quen với Theme, vì nó đóng vai trò quan trọng đối với tính thẩm mỹ và chức năng của Blog.
Theme rất thiết yếu trong việc tăng tốc Website, tạo ra nhiều bố cục đẹp,..Một Theme bao gồm nhiều thành phần như Template, Skin,..
Bạn có thể sử dụng Theme miễn phí và trả phí trong Website WordPress của mình. Theme đều được Update thường xuyên để nâng cấp tính năng, Fix lỗi bảo mật và gia tăng trải nghiệm người dùng.
Dưới đây là một số nhà cung cấp Theme bạn có thể tin tưởng để mua ở đây:
- ThriveThemes.
- MyThemeShop.
- Elegant Themes.
- ThemeForest.
- Themify.
1.4 Plugin
Tương tự như Theme, Plugin là một phần mở rộng được lập trình riêng để thực hiện một tính năng mà mặc định WordPress không có.
Nói dễ hiểu hơn, Plugin chính là phần bổ trợ một chức năng cụ thể mà bạn có thể cài vào WordPress.
Một vài tính năng của Plugin bao gồm: tăng tốc Website, nâng cao bảo mật, khôi phục dữ liệu, kiếm tiền, quản lý bình luận, Share bài viết lên mạng xã hội, giảm kích cỡ ảnh,…
1.5 Tùy chỉnh WordPress
Sau khi cài đặt các Plugin và Theme WordPress nếu các tính năng mặc định không đáp ứng được nhu cầu hiện tại, bạn có thể tùy chỉnh thêm cho trang Web.
2. Hướng dẫn thiết lập Localhost XAMPP trên máy tính để tự học WordPress
Cài đặt Website WordPress trên máy tính dùng Localhost bằng phần mềm XAMPP.
Bằng cách này, bạn không những tiết kiệm được chi phí mà còn khiến quy trình tự học trở nên đơn giản hơn.
- Cách cài đặt XAMPP
Bước 1: Bạn truy cập Website của nhà phát triển XAMPP để tải về phiên bản mới nhất của phần mềm này tại liên kết Download XAMPP . Lúc này bạn chọn phiên bản dành cho Windows như hình bên dưới.
Trong trang tải về có rất nhiều phiên bản phù hợp với các hệ điều hành khác nhau. Hãy chọn phiên bản nào phù hợp với thiết bị của bạn nhé.
Bước 2: Sau khi tải về thành công, mở tập tin này lên và nhấn “OK” hoặc “Next” để nó màn hình hiển thị như bên dưới.
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn các dịch vụ phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên dữ lại các dịch vụ như: Apache, MySQL, PHP, phpMyAdmin và nếu máy tính của bạn có cấu hình tương đối thì nên chọn tất cả.
Tiếp theo, nhấn “Next” để tiếp tục.
Sau khi hoàn tất cài đặt XAMPP, tiếp đó bạn sẽ lựa chọn những nhà cung cấp Hosting uy tín để khiến cho trang Web bạn trở nên hoàn hảo.
Hãy đến với WordPress Hosting của Mắt Bão, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng uy tín và dịch vụ hỗ trợ khách hàng từ A-Z. Còn chần chừ gì mà không đăng ký ngay tại đây: Đăng ký Hosting WordPress, Lựa chọn tối ưu cho Website WordPress
3. Hướng dẫn cài WordPress lên Localhost
Sau khi cài đặt LocalHost XAMPP, tiếp theo sẽ đến hướng dẫn cài WordPress lên LocalHost.
Bước 1 : Tạo Database
– Search Link phpMyAdmin | http://localhost/phpmyadmin – Nhấp Database.
– Tạo tên Database và chọn kiểu dữ liệu “utf8_general_ci”.
Bước 2 : Bạn hãy tải phiên bản mới nhất của mã nguồn WordPress tại địa chỉ https://wordpress.org/latest.zip.
Bước 3 : Sau khi bạn Download WordPress, bạn chép File Zip vừa tải vào “C:xampphtdocs” rồi “Extract Here”, sau khi sẽ được Folder WordPress, hãy đổi tên Folder theo ý bạn.
Bước 4 : Mở trình duyệt gõ “http://localhost/blog.com” và tiến hành cấu hình, Khai báo thông tin kết nối Database (Username : root, Password : để trống), sau đó chọn “Submit”.
Tiếp tục chọn “Run The Install”.
Bước 5 : Điền thông tin Admin cần thiết để đăng nhập và nhấp “Install WordPress”.
Bước 6 : Cài đặt thành công và nhấp Login để đăng nhập vào trang quản trị -> Nhập “Username và Password” đã tạo ở bước 5.
Bước 7 : Hoàn tất quá trình cài WordPress trên Localhost và chạy để kiểm tra.
Vậy là quá trình cài đặt WordPress trên Localhost đã hoàn thành. Bạn có thể bắt đầu làm Website.
4. Một số thiết lập cơ bản để bắt đầu học WordPress
Cần lưu ý một số thiết lập sau để học WordPress từ các bước cơ bản nhé.
4.1 Cài Theme
Bạn có thể tải Theme cho Website mà không cần truy cập vào WordPress, chỉnh sửa ngay trong Website của bạn.
Truy cập “Giao diện” » “Thêm mới” và sẽ thấy danh sách giao diện hiện ra.
4.2 Tạo Page
Những thiết lập cơ bản trong việc học WordPress cho người mới phải kể đến tạo Page và đăng bài Post, dưới đây là cách hướng dẫn tạo Page rất đơn giản và nhanh chóng:
Để tạo Trang (Page), nhìn bên thanh Menu bên trái chọn Page » Add New.
Bạn nhập thông tin trang Page như hình trên và điền vào chỗ trống như văn bản bình thường và có thể tạo giao diện riêng cho Page.
4.3 Đăng Post
Hãy truy cập vào Bài viết » Viết bài mới để cập nhật bài đăng mới, chia sẻ nội dung tới người đọc.
Có một số vùng bạn cần chú ý như:
- Vùng soạn thảo.
- Đăng.
- Định dạng.
- Chuyên mục.
- Tag.
- Ảnh đại diện.
Và phía trên công cụ soạn thảo là nút “Thêm Media“, nơi bạn dùng để thêm ảnh, Video, Gif,….. cho bài viết.
Sau đó, bấm Đăng là hoàn tất việc đăng bài viết mới cho Website của bạn.
4.4 Tùy chỉnh Menu
Truy cập “Giao diện” > “Menu” để bắt đầu (bạn cũng có thể thay đổi Menu thông qua Tùy chỉnh giao diện).
Đầu tiên hãy đặt tên và bấm “Tạo trình đơn”. Và bây giờ bạn bắt đầu thêm những đường dẫn vào danh mục Website bằng những lựa chọn bên tay trái.
Trong phần “Tùy chỉnh trình đơn”, ngay bên dưới bạn sẽ thấy dòng chữ “Hiển thị vị trí” và bên cạnh là những Checkbox với tên của vị trí có sẵn trong giao diện đang sử dụng.
Số lượng và tên vị trí sẽ khác nhau với mỗi Theme. Chọn vị trí bạn muốn hiển thị danh mục, rồi bấm “Lưu trình đơn”.
Qua các cách hướng dẫn tự học WordPress cơ bản trên, Mắt Bão mong bạn đã có thêm một số kiến thức để có thể xây dựng một trang WordPress cho riêng mình.
Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.