Inbound Marketing là gì? Cách xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả

Mắt Bão 03/12/2021 13 phút đọc

 

Inbound Marketing được đánh giá là phương pháp tiếp thị hiệu quả nhất cho kinh doanh trực tuyến, bởi những lợi ích vượt trội mà nó mang lại trong việc thu hút khách hàng mục tiêu. Vậy Inbound Marketing là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn câu trả lời đầy đủ nhất.

Inbound Marketing là gì
Inbound Marketing là gì

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà Inbound Marketing đang chiếm thế thượng phong. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hô hào nên chuyển sang Inbound thay vì các phương thức Marketing truyền thống. Nhưng đáng buồn thay, không phải ai cũng hiểu Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là chiến lược bao gồm nhiều hoạt động Marketing được triển khai trên các kênh chọn lọc. Dựa theo quy trình Thu hút – Chuyển đổi – Chốt – Làm hài lòng, Inbound Marketing giúp chuyển đổi khách hàng mục tiêu và mang lại doanh số cho doanh nghiệp.

Inbound Marketing thật sự mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Đẩy mạnh Traffic cho Website.
  • Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
  • Gắn kết khách hàng, gia tăng lòng trung thành thương hiệu.
  • Nâng cao doanh số bán hàng.
Inbound Marketing thật sự mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Inbound Marketing thật sự mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, Inbound Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt và tăng tốc kinh doanh hiệu quả.

Inbound Marketing có gì khác biệt?

Khi đã hiểu được Inbound Marketing là gì bạn sẽ thấy điểm khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing chính là đầu tư cho chất lượng nội dung.

Nếu Marketing truyền thống tìm đủ mọi cách để gây chú ý đến khách hàng. Đó có thể là những quảng cáo chen ngang trên kênh truyền hình, là những tờ rơi nhét vào giỏ hàng trong siêu thị, những cuộc gọi chào hàng hay những Email gửi vô tội vạ… Thì Inbound Marketing hoàn toàn ngược lại.

Bằng việc cung cấp những thông tin hữu ích cho đúng đối tượng, khách hàng sẽ bị thu hút và chủ động liên hệ với bạn khi họ cần. Sẽ chẳng có khách hàng nào cảm thấy bị làm phiền khi được cung cấp những thông tin họ đang tìm kiếm, giúp họ giải quyết vấn đề mà họ đang quan tâm. Inbound Marketing đã chinh phục khách hàng và gây thiện cảm với họ một cách hoàn toàn tự nhiên như thế.

Trong thực tế, việc thu hút khách hàng chưa bao giờ là dễ dàng. Muốn áp dụng Inbound Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải biết cách.

Doanh nghiệp ứng dụng Inbound Marketing như thế nào?

Để có thể thực hiện một chiến dịch Inbound thành công, bạn cần tiếp cận khách hàng, chiếm được lòng tin và cuối cùng làm hài lòng họ.

Đầu tiên, hãy tiếp cận khách hàng bằng việc cung cấp những nội dung hữu ích trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Bằng việc gây ấn tượng với họ, bạn có thể thu hút khách hàng tiềm năng ghé vào Website của mình.

Thu hút khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng của Inbound Marketing.
Thu hút khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng của Inbound Marketing.

Tiếp đến, hãy chăm sóc những khách hàng này, cung cấp thêm nhiều thông tin và đề xuất phương án giúp giải quyết vấn đề của họ. Cuối cùng cung cấp cho họ sản phẩm/dịch vụ phù hợp để khiến họ hài lòng.

Bắt đầu bằng những nội dung hữu ích, khách hàng sẽ tin tưởng đây chính là sản phẩm/ dịch vụ mà họ đang cần. Inbound Marketing đã giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hoàn toàn tự nhiên.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng giữa thị trường đầy rẫy đối thủ cạnh tranh thì việc thuyết phục người khác chưa bao giờ là dễ dàng. Để thành công, bạn phải tiếp cận khách hàng theo từng giai đoạn cụ thể.

Các ứng dụng Inbound Marketing trong từng giai đoạn

Không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách ứng dụng Inbound Marketing vào thực tiễn. Quy trình Inbound Marketing sẽ trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có chiến thuật khác biệt.

4 giai đoạn của Inbound Marketing.
4 giai đoạn của Inbound Marketing.

Attrach – Thu hút

Đây là quá trình đưa những người xa lại trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Để làm được điều này, trước hết bạn cần xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.

Thông qua những thông tin nhân khẩu học cũng như phân tích lợi ích của sản phẩm/dịch vụ bạn hãy phác họa nên chân dung khách hàng cụ thể. Vì bạn sẽ không đủ khả năng quan tâm hết tất cả những người truy cập Website nên đây là những người bạn cần quan tâm đặc biệt.

Một vài công cụ có thể thu hút mọi người đến với Website của bạn như sau:

  • Viết blog (Blogging): Blog là công cụ bạn không nên bỏ qua nếu muốn thu hút khách hàng. Hãy viết về những chủ đề hữu ích, cung cấp kiến thức và giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
  • Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media): Mạng xã hội luôn là kênh có lượng khách hàng đông đảo, đừng nên bỏ qua “mảnh đất màu mỡ” này. Hãy đăng những nội dung thú vị, hình ảnh bắt mắt và tương tác nhiều hơn với khách hàng.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Khi cần tìm thông tin, khách hàng thường bắt đầu bằng những công cụ tìm kiếm. Theo một nghiên cứu của Optify, Website đứng ở vị trí đầu tiên nhận được trung bình 36,4% nhấp chuột, vị trí 2 là 12,5% và vị trí 3 là 9,5%. Đó là lý do vì sao cần đảm bảo rằng thông tin của bạn đứng ở Top đầu kết quả tìm kiếm.
SEO mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng lớn hơn
SEO mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng lớn hơn

SEO chính là cách bạn thực hiện điều này. Bằng việc phân tích từ khóa, tối ưu Website, tạo liên kết hợp lý, cung cấp nội dung chuẩn… SEO sẽ giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

  • Các trang Web (Pages): Vì Website sẽ quyết định ấn tượng đầu tiên của khách hàng về doanh nghiệp, hãy làm cho trang Web của mình trở nên hấp dẫn hơn. Bằng việc xây dựng hình ảnh bắt mắt, nội dung thu hút, thể hiện dấu ấn thương hiệu mạnh mẽ… Website sẽ giúp bạn chinh phục người dùng dễ dàng.

Convert – Chuyển đổi

Sau khi thu hút khách hàng, hãy biến họ thành Lead. Bằng cách yêu cầu khách hàng để lại thông tin để nhận những món quà giá trị như: phiếu quà tặng, sách điện tử, tài liệu chuyên sâu… bạn sẽ có được thông tin người dùng.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc có được thông tin người dùng là vô cùng quan trọng. Thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chăm sóc và tương tác với khách hàng nhiều hơn. Một số công cụ giúp bạn thực hiện điều này:

  • Biểu mẫu (Forms): Là phần khách hàng điền thông tin. Hãy tối ưu hóa biểu mẫu để khách hàng thao tác dễ dàng.
  • Trang đáp (Landing Pages): Đây là nơi doanh nghiệp cung cấp những thông tin quan trọng, kêu gọi hành động và cung cấp biểu mẫu cho khách hàng điền thông tin. Khi khách truy điền thông tin vào biểu mẫu (Form) trong Landing Page, họ sẽ trở thành Lead của bạn.
  • Câu kêu gọi hành động (Calls-to-Action – CTA): Tạo ra một CTA hấp dẫn sẽ thôi thúc khách hàng hành động (mua hàng, điền Form, liên hệ…). Từ đó đưa người dùng trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
  • Thông tin liên hệ (Contacts): Hãy sắp xếp và lưu trữ thông tin khách hàng cẩn thận. Đây chính là nguồn tài nguyên quý giá giúp bạn tương tác và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.

Close – Chốt

Đưa khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự luôn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Làm thế nào để thực hiện điều này? Một số công cụ sau đây sẽ rất hữu ích với bạn:

  • Báo cáo khép kín (Closed-loop Reporting): Tích hợp hệ thống Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) giúp bạn đánh giá chính xác hiệu quả phối hợp giữa bộ phận Sales và Marketing.
  • Email: Bằng việc gửi những thông tin hữu ích đúng đối tượng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng gây ấn tượng và chiếm được niềm tin nơi khách hàng.
  • Tự động hóa Marketing (Marketing Automation): Bằng việc chăm sóc khách hàng phù hợp theo từng giai đoạn mua hàng sẽ giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Chấm điểm Lead (Lead Scoring): Điều này cho phép doanh nghiệp xác định được mức độ sẵn sàng của Lead để có chế độ chăm sóc phù hợp.
SEO mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng lớn hơn
SEO mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng lớn hơn

Delight – Làm hài lòng

Inbound Marketing luôn cố gắng để mang đến khách hàng những trải nghiệm hoàn hảo nhất. Ngay cả khi khách hàng đã mua hàng, thì đội ngũ Marketing vẫn tiếp tục chăm sóc để bán thêm (Up Sell) và tạo sự gắn kết giữa người mua hàng với doanh nghiệp.

Một số công cụ mà doanh nghiệp có thể sử dụng ở giai đoạn này:

  • CTA thông minh (Smart CTA): Kêu gọi hành động phù hợp với từng khách hàng và từng giai đoạn cụ thể trong hành trình mua hàng.
  • Social Media: Tương tác và cung cấp những thông tin hữu ích với khách hàng.
  • Email và Tự động hóa Marketing: Cung cấp thông tin hấp dẫn cũng như giới thiệu với khách hàng những sản phẩm/dịch vụ mới.

Inbound Marketing đã hoàn toàn chinh phục mọi người, mở ra mối quan hệ gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về Inbound Marketing là gì cũng như cách để vận dụng Inbound Marketing hiệu quả vào tình hình thực tế của doanh nghiệp.

>>> Có thể bạn chưa biết: Loyalty marketing là gì






Bài viết liên quan