Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Joomla là gì?
Joomla là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở (CMS) được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL. Thông qua đó, Joomla cho phép người dùng dễ dàng xuất bản các nội dung của mình lên Internet hoặc Intranet cũng như quản lý toàn bộ các bản ghi đó. Joomla vô cùng mạnh mẽ và hoàn toàn miễn phí. Các tính năng cơ bản của Joomla là gì?
Những đặc tính cơ bản của Joomla bao gồm: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Hầu hết các website trên thế giới đều sử dụng Joomla, từ những website cá nhân đến hệ thống web doanh nghiệp, từ web đơn giản đến những website có nội dung phức tạp, đòi hỏi phải thiết lập nhiều dịch vụ và ứng dụng cho người dùng.
Để hiểu thêm về CMS, mời độc giả xem qua bài viết: “CMS là gì?“.
CMS viết tắt của Content Management System là hệ quản trị nội dung của trang web, có chức năng điều khiển tất cả hoạt động về nội dung, thông tin của website. Những nội dung này bao gồm tin tức, hình ảnh, video, danh mục, thông liên hệ,… trên trang web.
7 thuộc tính web 2.0 được Joomla đáp ứng là gì?
Lý do mà Joomla được sử dụng phổ biến như hiện nay là bởi nó đáp ứng được mô tả về 7 thuộc tính web 2.0.
7 thuộc tính đó bao gồm:
- Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng.
- Tập hợp trí tuệ cộng đồng.
- Dữ liệu có vai trò then chốt.
- Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng.
- Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng.
- Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị.
- Giao diện ứng dụng phong phú.
Sự phát triển của Joomla
Về số phần mềm (source code) được download, Joomla chiếm tỷ lệ cao và là sự đe dọa lớn cho các mã nguồn mở khác như Phpnuke, Rainbow portal, DotnetNuke, Xoops hay Drupal. Trên quy mô toàn cầu tính đến thời điểm cuối tháng 9/2008, căn cứ theo chỉ số tìm kiếm trên Google thì có đến 112.000.000 kết quả chứa từ “Joomla“; đồng thời cũng có đến 28.900.000 kết quả với cụm từ “powered by joomla“.
Về số extensions (các sản phẩm như component, mambot, plugin, module,…), Joomla cũng đạt con số kỷ lục: trên 3.200 sản phẩm. Đó là chưa kể đến hàng ngàn template được xây dựng chỉ để dành cho website Joomla!
Lý do cho sự ưa chuộng này là bởi Joomla giúp mọi người phát triển hoạt động, quản trị nội dung và quảng bá hình ảnh trên mạng (kinh doanh, học tập, giảng dạy, giới thiệu,…) một cách hiệu quả nhất với chi phí cực thấp.
Lợi ích khi tạo website với Joomla là gì?
Sự phát triển vượt bậc cùng những tính năng ưu việt của Joomla đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Thế nhưng có thể nói, 4 ưu điểm dưới đây mới chính là lý do nòng cốt cho sự phát triển của Joomla đến tận ngày nay:
- Cạnh tranh giá cả: mặc dù Joomla cung cấp nhiều tiện ít và bộ mở rộng khổng lồ đi kèm nhưng hoàn toàn miễn phí.
- Thân thiện với bộ máy tìm kiếm: Joomla cung cấp nền tảng tốt nhất để phát triển website đáp ứng tất cả yêu cầu về SEO (tối ưu website với các bộ máy tìm kiếm). Bạn có thể tìm hiểu thêm về SEO trong bài viết “SEO là gì?“
- Thân thiện với người dùng: nhờ giao diện đơn giản, Joomla giúp công việc quản trị mạng dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Joomla có thể nhận diện người sử dụng để chuyển đổi ngôn ngữ quản trị một cách linh hoạt.
So sánh Joomla và WordPress
WordPress và Joomla là hai chương trình phần mềm chính được sử dụng để tạo dựng website. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu lại có một đặc điểm riêng khó hòa lẫn. Chẳng hạn:
- Joomla phức tạp hơn một chút để sử dụng so với WordPress và nó cũng không cung cấp nhiều chủ đề hay plugin để lựa chọn. Tuy nhiên, việc thiết lập một trang web với Joomla vẫn tương đối dễ dàng.
- Lợi ích mà Joomla mang lại nhiều hơn so với WordPress là nó quản lý các trang web phức tạp tốt hơn. Đây là hệ quản trị nội dung lý tưởng cho các trang web cộng đồng với nhiều người dùng đã đăng ký và các website thành viên.
- Nhìn chung, người dùng thường lựa chọn Joomla khi cần một website có cấu trúc linh hoạt và nội dung sâu rộng. Trong khi WordPress đem lại trải nghiệm đơn giản, dễ dàng hơn ngay cả cho dân không chuyên.
Joomla hay WordPress tốt cho SEO?
Mặc dù cả Joomla và WordPress đều thể hiện nổi trội vượt bậc trong SEO thế nhưng, nếu SEO là yếu tố quan tâm chủ yếu của bạn thì WordPress sẽ lý tưởng hơn.
Theo đó, mặc định WordPress được tích hợp với gói SEO có sẵn cho phép các trang web nâng cao thứ hạng chỉ trong một thời gian ngắn, tùy thuộc vào tần số cập nhật nội dung. Trong khi đó, Joomla sẽ yêu cầu một số sửa đổi cần tới kiến thức lập trình chuyên sâu để gặt hái những lợi ích SEO tương tự WordPress.
Website nào nên sử dụng Joomla?
Joomla là hệ thống quản trị mã nguồn mở phổ biến được nhiều lập trình viên ưa chuộng. Tuy nhiên, các website dưới đây được chúng tôi khuyến cáo sử dụng vì sự tương thích cao giữa công năng của Joomla với các tính năng của website:
- Các blog cá nhân
- Các Website tin tức
- Các Website trường học
- Các Website thể thao, giải trí…
- Các Website mua sắm, thương mại điện tử
- Các Website danh bạ trực tuyến
- Các Website mạng cộng đồng / mạng xã hội
Cách cài đặt Joomla
Các bước cài đặt Joomla là gì? Để thực hiện cài đặt Joomla, hãy thao tác các bước sau:
Download Joomla
Bạn có thể download Joomla tại: http://www.joomla.org/download.html
Giải nén bộ cài đặt Joomla ra thư mục Hosting Web
- Tùy vào định dạng nén của bộ cài đặt mà bạn có thể dùng các chương trình giải nén tùy loại để có thể giải nén bộ cài.
- Hoặc giải nén xong rồi upload lên Hosting Web thông qua FTP. Bạn có thể sử dụng FileZilla để làm điều này.
Xem thêm cách sử dụng giao thức FTP trong bài viết:
Cách cài đặt Joomla trên cPanel
- Login vào cPanel, chọn File Manager.
- Vào thư mục “public_html” và click “Upload“.
- Sau khi upload file cài đặt joomla mới được download về (file sẽ có định dạng *.zip). Sử dụng tiếp tính năng “Extract” trên “File Manager“.
- Sau khi upload bộ cài đặt Joomla lên hosting. Bạn cần tạo Database và User Database cho website mới.
- Truy cập vào domain đã được trỏ về hosting và khai báo các giá trị theo yêu cầu của Joomla.
- Tại mục “Cấu hình cơ sở dữ liệu” điền các thông tin như sau:
- Loại cơ sở dữ liệu: Có thể chọn MySQL hoặc MySQLi
- Tên máy chủ: Name Server
- Tên đăng nhập: Tên User Database đã được tạo
- Mật khẩu: Mật khẩu User Database
- Tên cơ sở dữ liệu: Tên Database đã được tạo
- Tiền tố bảng: Để mặc định
Sau khi hoàn tất cài đặt. Bạn cần thực hiện gỡ bỏ thư mục cài đặt bằng cách tích chọn “Gỡ bỏ thư mục cài đặt” trên giao diện cài đặt của Joomla
Khởi tạo Database MySQL
- Bước 1: Trong giao diện CPanel, chuyển tới mục DATABASE. Sau đó click chọn MySQL Databases
- Bước 2: Nhập tên database mà bạn muốn khởi tạo. Sau đó click chọn Create Database.
- Bước 3: Khởi tạo user cho Database trong mục Add New user
- Bước 4: Map user với database tương ứng trong mục Add user to database > Add
- Bước 5: Tích chọn mục ALL PRIVILEGES > Click chọn Make Changes
Như vậy ta đã thực hiện xong việc khởi tạo database và map user.
Cách sử dụng PhpMyAdmin
Một trong những công cụ mạnh mẽ thường được sử dụng để quản lý database là PhpMyAdmin. Với PhpMyAdmin người dùng có thể thực hiện chỉnh sửa các record, tìm kiếm, Import, Export database.
Bước 1: Trong giao diện CPanel, click chọn phpMyAdmin
Bước 2: Để backup database trong phpMyAdmin, chọn Export. Sau đó chọn Quick, vào Display only the minimal option. Cuối cùng chọn Go và tải file backup về máy.
Bước 3: Để restore database với một file database chọn sang mục Import. Chọn vào Choose File (chọn tới file databse) > Go
Cách sử dụng Joomla
Dưới đây Mắt Bão sẽ hướng dẫn các bạn một số thao tác sử dụng Joomla:
- Thêm Bài viết – Content Joomla
- Thêm Thành phần – Components Joomla
- Thêm Danh mục – Categories Joomla
- Tạo bài viết nổi bật – Featured Articles Joomla
- Tạo trang liên hệ – Contacts Joomla
- Dùng Banner
- Cách cài đặt tiện ích – Extention Joomla
- Cách cài đặt giao diện – Templates Joomla
- Thực hiện Backup
- Cập nhật Joomla
- Tối ưu hóa website Joomla
- Bật Gzip Compression
- Bật Joomla Cache
Với Joomla, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn về cách cấu trúc trang web và quản lý nội dung.
Thêm Bài viết – Content Joomla là gì?
Bấm vào nút Content từ trang quản trị, nhấp vào Add new article. Trình soạn thảo WYSIWYG sẽ hiển thị giúp bạn soạn thảo nội dung bài viết. Khi đã hoàn thành bài viết, bạn phải nhấn nút Save để xuất bản.
Bài viết đã được tạo sẽ xuất hiện trong phần Latest Articles. Nếu bạn muốn liên kết nó với trình đơn chính của trang web, hãy làm theo các bước sau:
- Bấm vào tab Menu
- Rê chuột tới Main Menu, chọn vào Add new menu item
- Nhập vào phần tiêu đề cho menu. Ví dụ: My Article
- Chọn loại menu, do đây là một dạng bài viết nên chọn vào Articles
- Để chọn bài biết mới thêm vào, hãy bấm Single Article
- Bấm Select ở bài viết cần thêm
- Chọn Save để lưu lại
Thêm Thành phần – Components Joomla là gì?
Joomla cho bạn khả năng thêm các chức năng đặc biệt (ngoài các chức năng tiêu chuẩn) vào văn bản, liên kết và hình ảnh nhằm tạo ra các nội dung phức tạp bằng các components.
Trình quản lý components dùng để thêm các trang phức tạp vào web của bạn. Joomla có khá nhiều components được xây dựng sẵn để tạo các loại trang chuyên dụng một cách dễ dàng như: danh bạ, tìm kiếm, tìm kiếm thông minh, nguồn cấp dữ liệu tin tức, liên kết web,…
Thêm Danh mục – Categories Joomla là gì?
Để thêm category mới, hãy làm theo các bước sau:
- Từ trang admin, bấm chọn Content
- Trong Categories, chọn vào Add New Category
- Thêm bí danh, tiêu đề, mô tả và nhấn Save. (Lưu ý: bí danh và mô tả là tùy chọn)
- Bấm Save lần nữa để thực hiện thêm category mới
Tạo bài viết nổi bật – Featured Articles Joomla là gì?
Để hiển thị các bài viết nổi bật trên trang được liên kết trong menu, hãy thực hiện theo các bước sau:
- Tạo một menu mới bằng cách vào Menus > Main Menu
- Bấm vào Add New Menu
- Bấm Select để chọn loại menu
- Tại mục chọn loại menu, bấm vào articles và chọn vào mục bài viết nổi bật
- Đánh tên menu, ví dụ như: Featured Articles
- Bấm Save để thực hiện
Tạo trang liên hệ – Contacts Joomla là gì?
Chúng ta có thể làm điều này trong Joomla với chỉ vài cú bấm chuột:
- Tạo trang liên hệ Joomla
- Đầu tiên, bạn cần tạo mới một trang liên hệ. Vào Components, chọn Contacts và sau đó bám chọn New
- Thêm tên, thông tin liên hệ cho form của bạn. Nếu bạn muốn thêm các miêu tả, hãy sử dụng tab Miscellaneous Information
- Khi đã thực hiện xong, bấm Done để lưu lại.
Dùng Banner
Banners component có thể dùng để quản lý hình ảnh hoặc HTML banners. Các bước thực hiện như sau:
- Đầu tiên, chúng ta cần tạo một banner. Vào Components > Banners > Banners
- Bấm vào nút New ở phía trên bên trái.
- Bạn sẽ cần chọn tên banner, chúng tôi khuyên bạn nên đặt tên có ý nghĩa cụ thể để dễ dàng sắp xếp sau này.
- Tải lên hình ảnh của bạn (có thể tùy chọn đặt thông số chiều cao, chiều rộng).
- Khi hoàn tất, bấm Save để lưu lại.
- Bây giờ, để hiển thị banner này, bạn cần xuất bản nó dưới dạng một module mới.
- Vào Extensions > Module Manager, bấm New.
- Một danh sách các module sẽ xuất hiện, chọn vào Banners.
- Chọn tiêu đề và vị trí cho module mới. Bấm Save khi đã thực hiện hoàn tất.
Cách cài đặt tiện ích – Extention Joomla là gì?
- Bạn cũng có thể thực hiện cài đặt thủ công các phần mở rộng bằng cách:
- Tải file file nén .zip chứa phần mở rộng từ thư viện trực tuyến của Joomla.
- Chọn Upload Package File ở mục Extensions
- Tải lên và cài đặt.
Cách cài đặt giao diện – Templates Joomla là gì?
Việc cài đặt templates cho Joomla cũng được thực hiện dễ dàng, tương tự phần mở rộng:
- Vào Extensions > Manage
- Chọn vào Upload Package File
- Bấm chọn file nén dạng .zip chứa templates để thực hiện
- Sau khi quá trình tải lên hoàn tất, vào mục Extensions > Templates
- Bấm chọn hình ngôi sao ở templates bạn muốn bật.
Thực hiện Backup
Tài khoản web hosting của bạn tại sẽ được tự động backup bao gồm tất cả các files cũng như databases. Bạn có thể truy cập vào trang Quản lý hosting, chọn mục Backups để thực hiện tải về lưu trữ.
Thủ công
Để tạo bản backup, bạn cần:
- Lưu giữ lại tất cả các files và database của Joomla.
- Dùng một trình FTP (FileZilla) hoặc file manager để kết nối vào tài khoản.
- Đi đến thư mục cài đặt Joomla và chọn Download để tải hết các files từ máy chủ về máy tính cá nhân của bạn.
- Truy cập vào mục phpMyAdmin ở trang Quản lý hosting của để backup MySQL Database.
- Khi đã vào được phpMyAdmin quản lý database, hãy chọn nó và bấm vào nút Export và chọn Go để tải về file database có đuôi .sql
Dùng plugin Akeeba
Truy cập vào trang chủ của Akeeba để tải Joomla về và tiến hành cài plugins thông qua tab Upload Package File. Sau đó, Đi tới Components > Akeeba Backup. Khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được một thông báo xác nhận:
- Bấm Backup Now để tiến hành sao lưu website Joomla của bạn.
- Nếu bạn muốn thay đổi các thiết lập mặc định, hãy chọn vào Configuration.
- Để thực hiện backup tự động, hãy chọn vào Schedule Automatic Backups.
Cập nhật Joomla
Việc cập nhật Joomla rất dễ dàng. Mặc định, khi vào trang quản lý
Joomla sẽ tự động kiểm tra phiên bản mới nhất hiện có. Nếu phiên bản bạn đang sử dụng cũ hơn sẽ có thông báo cập nhật. Khi thấy thông báo này, bạn chỉ cần nhấp vào Update Now để bắt đầu quá trình cập nhật. Joomla sẽ tự động tải về và sử dụng phiên bản mới nhất.
Tối ưu hóa website Joomla
Tốc độ tải web cũng một phần ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Vì vậy, dưới đây là những cách sẽ giúp bạn tối ưu hóa website trên nền tảng Joomla.
Bật Gzip Compression
Đầu tiên, truy cập bảng điều khiển quản trị Joomla và đi đến System > Global Configuration, thực hiện các bước sau để nén GZip:
- Bấm Server
- Chọn Yes tại mục Gzip Page Compression
- Bấm Save để lưu lại thiết lập
Bật Joomla Cache
Quay trở lại mục Global Configuration, chọn vào tab System và tiến hành các bước sau:
- Chọn Cache Handler mà bạn muốn sử dụng. Thông thường trên các shared hosting, lưu cache qua File sẽ được sử dụng.
- Để Path to Cache Folder rỗng cho đến khi bạn muốn lưu cache ở một thư mục tùy chỉnh.
- Cache Time sẽ xác định khoảng thời gian bao lâu để cache tồn tại trước khi thực hiện cập nhật mới. Mặc định là 15 phút. Bạn có thể tăng giảm giá trị tùy thuộc vào tần suất cập nhật trang web.
- Để Platform specific caching giá trị là No cho đến khi bạn muốn dùng nội dụng HTML cho các thiết bị di động.
- Bật System Cache bằng cách chọn 1 trong 2 tùy chọn sau: Conservative caching lựa chọn mục này nếu bạn có một website lớn hoặc Progressive caching tùy chọn mặc định cho hầu hết các website Joomla.
- Bấm Save để lưu lại thiết lập.
Tổng kết Joomla là gì?
Ở bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn tổng quan những thông tin về Joomla một trong những hệ thống quản trị dữ liệu mã nguồn mở phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Mong rằng thông qua đây cũng như những thao tác thực hành và lập trình trên Joomla, bạn có thể tận dụng nền tảng này để giúp website của doanh nghiệp phát triển và tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Bạn có thể muốn xem qua các bài viết có chủ đề tương tự:
Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.