Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Giới thiệu về WordPress Multisite
Kể từ phiên bản 3.0 trở đi, WordPress đã hỗ trợ thêm một tính năng thú vị mà có thể bạn chưa để ý tới; đó là Multisite. Chức năng này sẽ giúp chúng ta tạo ra một mạng lưới các website trên một mã nguồn duy nhất; và chúng ta có thể tạo ra rất nhiều website con dựa trên mạng lưới này mà không cần phải cài đặt thêm mã nguồn riêng cho từng website như trước kia.
Trong nội dung bài viết này, Mắt Bão sẽ giới thiệu tới các bạn một số nội dung cơ bản sau:
- Multisite là gì?
- Tính năng của WordPress Multisite.
- Ưu và nhược điểm khi dùng WordPress Multisite.
- WordPress Multsite phù hợp với ai?
- Yêu cầu để sử dụng WordPress Multisite.
1. Multisite là gì?
Multisite cho phép tạo ra mạng lưới nhiều website trên một mã nguồn duy nhất. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần cài đặt WordPress trên một site chính, sau đó bạn có thể tạo bao nhiêu trang con tùy thích. Tùy vào dung lượng cũng như khả năng chịu tải trên server của bạn.
Điều tuyệt vời mà Multisite mang lại đó là gần như giống với một bản cài đặt hoàn chỉnh: nó có cấu trúc thư mục, tập tin hệ thống. Việc cài đặt trên mạng lưới sẽ đơn giản hơn nhiều so với cài đặt một mã nguồn WordPress chuẩn. Tất cả theme, plugin được lưu trữ trên máy chủ và được cài đặt sẵn trên giao diện admin. Với các website con trong mạng lưới bạn chỉ cần kích hoạt theme, plugin đã được cài đặt sẵn là có thể sử dụng được thay vì phải cài đặt lại.
2. Tính năng của WordPress Multisite
- Bạn có thể chạy nhiều website khác nhau trên cùng một máy chủ.
- Bạn có thể tạo tên miền con như http://blog.matbao.net hoặc đường dẫn như https://matbao.net/blog cho các website con này.
- Tạo tài khoản người dùng quản lý riêng cho mỗi website.
- Với quyền “Quản trị viên”, bạn có thể thêm theme, plugin trên server. Và tài khoản con sẽ sử dụng theme, plugin mà bạn cài trên server và không thể cài đặt thêm.
- Và một điều bạn cần chú ý nữa là tất cả các website trên server đều sử dụng chung database.
3. Ưu điểm của Multisite
- Dễ dàng quản lý bản cập nhật của mã nguồn và của các plugin/theme bởi vì tất cả các website con trong mạng lưới đều dùng chung một mã nguồn, một phiên bản theme và plugin.
- Có thể tạo ra bao nhiêu website con tùy thích và dễ dàng phân quyền, quản lý nó.
- Tiết kiệm đáng kể tài nguyên. Tất cả đều được dung chung một mã nguồn nên sẽ hạn chế được lượng tài nguyên sử dụng.
- Quản lý theme/plugin một cách dễ dàng. Tất cả các website con sẽ sử dụng theme/plugin mà người quản trị cài đặt trên server.
4. Nhược điểm của Multisite
- Tất cả các website trong mạng lưới đều nằm chung một Server. Chính vì vậy không thể phân định địa chỉ IP riêng cho từng website con.
- Tất cả dữ liệu của các website trong cùng mạng lưới đều nằm chung một database. Nếu một website con bị lỗi có thể sẽ ảnh hưởng đến các website khác cùng chung mạng lưới.
- Di chuyển các website con ra máy chủ khác rất phức tạp.
5. WordPress Multsite phù hợp với ai?
- Website về tạp chí với những khu vực khác nhau được quản lý bới những team khác nhau.
- Website về kinh doanh với các website phụ cho các địa điểm và chi nhánh khác nhau.
- Website chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận sử dụng multiste cho những đối tác, địa điểm, khu vực khác nhau.
- Trường học hoặc các lớp học cho phép học viên tạo blog cá nhân trên server của trường/lớp.
6. Yêu cầu để sử dụng WordPress Multisite
Tất cả các trang web trên Multisite Network đều có chung tài nguyên máy chủ. Điều này có nghĩa: Thứ quan trọng nhất mà bạn cần sẽ là một máy chủ WordPress tốt.
Nếu bạn đặt ra kế hoạch chỉ sử dụng vài website với lưu lượng truy cập thấp, thì bạn có thể chọn shared hosting. (Tham khảo các gói)
Tuy nhiên, với nhiều website có dữ liệu lớn, và lưu lượng truy cập cao, bạn cần sử dụng VPS để đảm bảo các website được hoạt động tốt. (Tham khảo các gói)
Nhìn chung nếu bạn cần xây dựng một hệ thống website mà bạn tin rằng sẽ không có sự khác biệt quá lớn về hình thức thì có thể dùng tính năng này. Nếu tính năng này phù hợp, hãy chuyển qua bài kế tiếp để bắt đầu cài đặt nó nào.
Xin chào, tôi là thành viên của Team WordPress.