Tổng quan bảng điều khiển WordPress Hosting

Nguyễn Văn Cường 13 phút đọc

Như các chủ để trước, chúng tôi thường đề cập tới website WordPress như là một giải pháp hữu ích cho các nhà phát triển website cũng như các chủ doanh nghiệp bắt đầu với website trong thời gian ngắn.

Tại Mắt Bão, chúng tôi đã triển khai dịch vụ lưu trữ đặc biệt dành riêng cho website WordPress với bảng điều khiển thân thiện, nhiều tiện ích, hoạt động mạnh mẽ, được tin dùng nhiều nhất. Không ai khác, chúng tôi đang nhắc tới Plesk Obsidian là giải pháp tuyệt vời được chúng tôi khai thác tối đa để cho ra đời dịch vụ WordPress Hosting.

Bố cục giao diện bảng điều khiển Hosting WordPress

Về cơ bản, bảng điều khiển WordPress Hosting được bố trí rất thân thiện với người dùng, các tính năng chính được bố trí rõ ràng.

  • Khu vực 1: Tìm kiếm.
  • Khu vực 2: Quản lý tên dịch vụ và tài khoản.
  • Khu vực 3: Menu chức năng chính. 
  • Khu vực 4: Chi tiết các chức năng.
  • Khu vực 5: Chức năng mỡ rộng và thống kê tài nguyên đang sử dụng.

Các chức năng được sử dụng nhiều:

Tại đây, chúng tôi giới thiếu với bạn các chức năng thường được sử dụng nhất trên bảng điều khiển WordPress Hosting của chúng tôi.

Addon domain – Thêm tên miền chính

Plesk cho phép bạn thêm và cấu hình các tên miền mới trên hosting dưới dạng Addon Domain một cách dễ dàng, dưới dây là 3 dạng chính:

  • Add Domain: Cho phép bạn thêm các nhiều tên miền và chạy riêng biệt với tên miền chính của hosting.
  • Add Subdomain: Cho phép bạn thêm các tên miền phụ dựa theo các tên miền chính đã cài đặt trước đó.
  • Add Domain Alias: Cho phép bạn thêm và cấu hình chuyển hướng về một website đã cài đặt trên hosting hoặc cấu hình Multisite WordPress.

Bạn có thể xem hướng dẫn cấu hình chi tiết về các Addon Domain tại đây.

Files – Quản lý dữ liệu

Đây là mục chứa mã nguồn website của bạn, cho phép bạn tải lên mã nguồn website, cũng như quản lý các tệp đã có trên hệ thống. Với WordPress Hosting, mã nguồn Website sẽ được đặt trong thư mục gốc httpdocs/. Xem hướng dẫn sử dụng File Manager tại đây.

Database – Quản lý cơ sỡ dữ liệu

Đây là nơi bạn có thể khởi tạo Database (Cơ sở dữ liệu) và User Database.

  • Add Database: Thêm Database.
  • PHPMyadmin: phần mềm mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP giúp quản trị cở sở dữ liệu MySQL.
  • Connection Info: Thông tin connect Database với source code bao gồm Host, Database name, User name, Password.
  • Copy: Nhân bản database.
  • Export Dump: Kết xuất Database dạng dump.
  • Import Dump: Nhập vào Database dạng dump.
  • Check and Repair: Kiểm tra và sửa lỗi.
  • Remove Database: Xóa Database.
  • User Management: Quản lý Database User.

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về quản lý Database tại đây.

Statistics – Thông kê tài nguyên

Đây là nơi bạn xem các báo cáo chi tiết về cách tài nguyên mà hosting của bạn đang sử dụng như Disk space (Dung lượng lưu trữ), Traffic (Lưu lượng truy cập)

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra được dung lượng của hosting theo từng danh mục trên hosting như dung lượng thư mục chính, dung lượng của các file backup, logs…

WordPress – Quản lý WordPress

WordPress Toolkit là một giao diện quản lý duy nhất cho phép bạn dễ dàng cài đặt, định cấu hình và quản lý WordPress.

Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau để hiểu thêm về tính năng tuyệt với này: Hướng dẫn sử dụng WordPress Toolkit

WordPress Installer – Cài đặt giao diện / tiện ích cho WordPress

WordPress Installer là bộ công cụ hỗ trợ cài đặt giao diện, plugin WordPress trên WordPress Hosting được Mắt Bão phát triển. Với công cụ này, bạn có thể cài giao diện mới và những plugin bổ trợ đi kèm một cách dễ dàng.

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng bộ công cụ này theo bài viết: Hướng dẫn sử dụng công cụ “WordPress Installer” trên WordPress Hosting v3

FTP Access – Quản lý tài khoản FTP

Một trong những cách thuận tiện nhất để cập nhật nội dung trang web của bạn là tải nó lên qua FTP. FTP (Giao thức truyền tệp) là một giao thức mạng tiêu chuẩn cho phép truyền tệp giữa hai máy chủ (ví dụ: máy tính của bạn và máy chủ Plesk). Plesk hoạt động như một máy chủ FTP, trong khi người dùng nên sử dụng một số máy khách FTP để truy cập các thư mục trên máy chủ.

Việc sử dụng FTP trên Plesk Panel cực kỳ dễ sử dụng, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:

PHP setting – Cài đặt PHP

Plesk cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho ngôn ngữ kịch bản PHP, bao gồm hỗ trợ cho nhiều phiên bản PHP và các loại trình xử lý ra khỏi hộp. Hiện tại, hệ thống WordPress Hosting tại Mắt Bão hỗ trợ các phiên bản PHP sau: 5.6, 7.1, 7.2, 7.3, 7.4.

Quản lý PHP ở cấp tên miền có ba khía cạnh:

Hosting Setting – Cài đặt chung

Cài đặt lưu trữ trên mỗi trang web có thể được chia thành các nhóm sau:

  • General (Thiết lập chung): Loại lưu trữ, bảo mật, script và cài đặt thống kê.
  • Web scripting (PHP): Tùy chọn phiên bản PHP. 
  • Web Server Apache & nginx (Cài đặt máy chủ web): Trên hosting WordPress có hỗ trợ cho bạn hai tùy chọn web server là Nginx và Apache.

SSL/TLS – Quản lý chứng chỉ bảo mật SSL

Nếu trang web của bạn chấp nhận dữ liệu nhạy cảm của khách hàng (ví dụ như thông tin thẻ tín dụng), bạn nên bảo mật liên lạc đến và từ trang web của mình bằng chứng chỉ SSL / TLS. Lợi ích của việc sử dụng chứng chỉ SSL / TLS là gấp đôi:

  • Tất cả các kết nối đến và từ trang web của bạn được mã hóa và không thể bị chặn bởi bên thứ ba.
  • Chứng chỉ SSL / TLS được cấp cho trang web của bạn xác nhận tính hợp lệ của trang web của bạn. Do đó, khách truy cập biết rằng họ thực sự đang duyệt trang web của bạn (trái ngược với trang web độc hại do bên thứ ba thiết lập).

 

Việc một trang web được kích hoạt chứng chỉ SSL sẽ làm tăng sự tin cậy của khách truy cập vào trang web của bạn. Điều này làm cho việc có chứng chỉ SSL / TLS là cần thiết, ví dụ, đối với một cửa hàng trực tuyến.

Nếu bạn muốn bảo mật trang web của mình bằng chứng chỉ SSL / TLS, bạn có thể làm điều đó thông qua Plesk. Bạn có thể chọn bất kỳ kịch bản nào sau đây:

Backup Manager – Quản lý sao lưu dữ liệu

Để giúp ngăn ngừa mất dữ liệu, Plesk có thể sao lưu dữ liệu của bạn, chẳng hạn như nội dung, cơ sở dữ liệu hoặc email của trang web vào một tệp. Nếu dữ liệu của bạn bị hỏng hoặc mất, bạn có thể khôi phục dữ liệu từ tệp sao lưu. Chủ đề này giải thích cách sao lưu và khôi phục trang web của bạn trong Plesk.

Bạn có thể sao lưu thủ công bất cứ lúc nào. Bạn cũng có thể định cấu hình sao lưu theo lịch trình sẽ được tạo tự động và định kỳ. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn về công cụ Backup Manager theo bài viết sau: Hướng dẫn Sao lưu và Khôi phục dữ liệu website trên Plesk

Bạn có thể tạo bất kỳ số lượng sao lưu trong Plesk. Tuy nhiên, không gian đĩa chiếm bởi các bản sao lưu được lưu trữ trên máy chủ Plesk được tính dựa trên tổng hạn ngạch đĩa của bạn. Nếu dung lượng hosting bạn đủ lớn, bạn có thể thiết lập một tiến trình sao lưu tự động 1 hoặc 2 bản backup gần nhất ngay trên hosting.

Nếu bạn đang tìm một giải pháp để có thể sao lưu dữ liệu website liên tục và tối ưu nhất, bạn có liên hệ trực tiếp với Mắt Bão để được tư vấn và đăng ký gói dịch vụ sao lưu dữ liệu theo nhu cầu bạn.

Imunify 360 – Công cụ quét mã độc

Imunify360 là giải pháp bảo mật thế hệ mới được thiết kế đặc biệt dành cho máy chủ Web Hosting trên nền tảng Linux, Imunify360 được phát triển bởi CloudLinux Inc. Với 6 lớp bảo mật của mình, Imunify360 cung cấp giải pháp bảo mật toàn diện chống lại các cuộc tấn công gây hại đến hệ thống máy chủ.

Hiện tại, Mắt Bão đã tích hợp Imunify360 trên Hosting WordPress, bạn có thể chủ động và thường xuyên rà soát mã độc ngay trên Hosting WordPress.

Google Authenticator – Xác thực 2 bước

Tiện ích mở rộng này cung cấp bảo vệ tài khoản người dùng bổ sung với xác thực đa yếu tố. Sau khi bật Google Authenticator, bước thứ hai được thêm vào quy trình đăng nhập Plesk: ngoài mật khẩu, người dùng phải cung cấp mật mã một lần được tạo bởi ứng dụng Google Authenticator được cài đặt trên thiết bị di động của họ.

Nếu bạn chưa biết cách thiết lập tính năng tuyệt vời này, thì đây sẽ là hướng dẫn cho bạn: Hướng dẫn kích hoạt bảo mật 2 lớp trên Plesk

Kết luận

Trên đây là tổng quan về Plesk Panel trên WordPress Hosting, bạn có cảm thấy khó sử dụng khi dùng Plesk Panel?, điểm yêu thích của bạn khi sử dụng Plesk Panel là gì?… đừng ngần ngại và hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn bằng bình luận bên dưới nhé!

Xem thêm: