Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Mongodb được biết đến làm một cơ sở dữ liệu đang được rất nhiều lập trình viên dùng và tìm hiểu nhất hiện nay. Chính vì thế trong bài viết này WIKI Mắt Bão sẽ giúp bạn hiểu và có cái nhìn tổng thể về Mongodb. Cùng chúng tôi xem ngay bài viết này nhé!
Mongodb là gì? Kiến thức về Mongodb, bạn có biết?
1. Khái niệm về Mongodb
1.1 Mongodb là gì? (Mongo Database)
Mongodb là một dạng database tài liệu hay còn được gọi là NoSQL database. Cho nên thường Mongodb thường sẽ tránh đi các dạng cấu trúc table-based của relational database để có thể phù hợp được với JSON trong Schema.
Đồng thời Mongodb được sử dụng để lưu trữ mọi dữ liệu dưới dạng Document JSON vì thế mỗi một collection thường sẽ có kích thước và các tài liệu khác nhau. Bởi vì mọi data đã được lưu sẵn trong phần document dưới dạng JSON nên việc truy xuất dữ liệu sẽ rất nhanh.
Bạn có thể xem thêm về MongoDB
MongoDB lần đầu xuất hiện bởi MongoDB Inc. Vào thời điểm đó là thế hệ 10, vào tháng Mười năm 2007, nó là một phần của sản phẩm PaaS (Nền tảng dưới dạng Dịch vụ) tương tự như Windows Azure và Google App Engine. Sau đó nó đã được chuyển thành nguồn mở từ năm 2009.
Các feature của MongoDB bao gồm:
Các truy vấn đặc biệt: field hỗ trợ search thông thường, và cùng các phép regular expression searches, và range queries.
Lập chỉ mục: tất cả field trong BSON document điều sẽ được lập chỉ mục
Nhân bản (Replication) là phiên bả giống nhau với phên bản đang sử dụng. Với nhu cầu sử dụng và lưu trữ nhiều vì thế đòi hỏi cơ sở dữ liệu không bị ảnh hưởng trước những sự cố. Chính vì thế họ mới nghĩ ra việc sao chép dữ liệu về một nơi khác để lưu trữ.
có chức năng trả kết quả sao khi các Aggregation operation xử lý xong. Các phép toán tập hợp nhóm các giá trị từ nhiều Document lại với nhau, và có thể thực hiện nhiều phép toán đa dạng trên dữ liệu đã được nhóm đó để trả về một kết quả duy nhất. Trong SQL, count(*) và GROUP BY là tương đương với Aggregation trong MongoDB.
1.2 Mongodb Atlas là gì?
Mongodb Atlas là phần mềm Database as a Service Provider công năng và chi phí của phần mềm này hoàn toàn phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhỏ, vừa đến lớn.
2. Tính năng nổi bật của Mongodb
Mongodb được nhiều lập trình viên cũng như các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều và được đánh giá là vô cùng hiệu quả nhờ những tính năng vượt trội sau đây:
- Vấn đề truy vấn rất nhanh chóng vì mongodb là một database hướng tài liệu, nên mọi data sẽ được lưu trữ trong document theo dạng JSON thay vì lưu dưới dạng CSDL.
- Đối với CSDL quan hệ là phải lưu dữ liệu dưới dạng bảng, còn Mongodb thì sử dụng khái niệm collection.
- Mongodb là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà trong đó mã nguồn mở là CSDL thường thuộc NoSql và được hàng triệu người sử dụng.
- Collection trong mongodb được cấu tạo rất linh hoạt nên cho phép các dữ liệu được lưu trữ mà không cần phải tuân theo một cấu trúc nhất định nào đó.
- Những thông tin liên quan được sắp xếp lưu trữ chung với nhau để user có thể truy cập nhanh chóng thông qua các ngôn ngữ truy cập Mongodb.
Mongodb đóng vai trò vô cùng quan trọng to lớn.
3. Ưu và nhược điểm của Mongodb
3.1 Ưu điểm
- Khi bạn mong muốn tìm điều gì chỉ cần insert là sẽ cho ra data ngay lập tức, bởi vì Mongodb sử dụng các dữ liệu dưới dạng Document JSON nên mỗi một collection và document đều có kích cỡ khác nhau.
- Khi bạn xóa hoặc update dữ liệu lên sẽ không mất quá nhiều thời gian để kiểm tra như RDBMS
- Khi sử dụng Mongodb mở rộng hệ thống rất dễ dàng
- Tốc độ truy cập thông tin luôn đạt hiệu quả cao nhất
- Mongodb có tốc độ truy vấn dữ liệu nhanh hơn so với những quan hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.
3.2 Nhược điểm
- Không có những tính chất ràng buộc trong RDBMS chính vì thế bạn cần phải thao tác cẩn thận.
- Cần nhiều dung lượng cao do được lưu trữ dưới dạng Key-value, đồng thời Mongodb không hỗ trợ join nên rất dễ bị dư thừa dữ liệu.
Mongodb có ưu và nhược điểm gì?
- Bạn có nhu cầu thực hiện insert, update hay xóa thì Mongodb sẽ chưa cập nhật liền vào ổ cứng. Bạn phải đợi 60 giây thì Mongodb mới có thể ghi được toàn bộ dữ liệu. Chính vì thế có nguy cơ bị mất dữ liệu khi các tình huống xấu như mất điện xảy ra.
>>> Tham khảo thêm bài viết MongoDB là gì? Tính năng nổi bật từ MongoDB bạn cần biết
4. Thời điểm nào nên chọn Mongodb?
4.1 Quản lý truyền tải nội dung
Bạn có nhu cầu quản lý nội dung của sản phẩm nhằm đa dạng hơn, trong một nơi lưu trữ data cho phép thay đổi cũng như phản hồi nhanh chóng hơn.
4.2 Cấu trúc Mobile và Social
Mongodb thường cung cấp những platform sẵn có, phản xạ nhanh và dễ mở rộng cho phép nhiều khả năng đột phá hơn.
4.3 Quản lý các data khách hàng
Tận dụng khả năng query cho phân tích real-time trên cơ sở người dùng cực lớn. Đối với những mô hình data phức tạp thì bằng các scheme linh hoạt, tự động sharding để mở rộng được chiều ngang.
Trên là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được, hy vọng rằng bài viết tìm hiểu về MongoDB sẽ giúp ích được cho các bạn.
Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
TƯ VẤN MIỀN NAM: 028 3622 9999
TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456
Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html
Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.