Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.

Đối với các lập trình viên, MVC là cấu trúc được ứng dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng website hiện nay. Đặc biệt, đây là dạng mô hình không thể thiếu trong khi thiết kế web. Vậy MVC là gì? MVC được ứng dụng vào những trường hợp nào? Để tìm hiểu chi tiết về chủ đề này, bạn hãy cùng Mắt Bão đón đọc bài viết sau đây nhé.
Bài viết liên quan:
- MVC, MVP, MVVM là gì? Thông tin cần biết về các mô hình lập trình
- Platform là gì? Tìm hiểu các mô hình Platform phổ biến
- Drupal là gì? Hướng dẫn bắt đầu thiết kế website sử dụng Drupal

MVC là mô hình quan trọng đối với lập trình viên
1. Hiểu đúng về mô hình MVC
MVC là gì? MVC (Model – View – Controller) là một mô hình được ứng dụng trong kỹ thuật thiết kế giao diện cho phần mềm. Ba từ viết tắt của MVC là 3 thành phần sử dụng chính ở đây.
Thành phần của mô hình MVC
- Model: Đây là bộ nhận dữ liệu từ controller và lưu trữ toàn bộ vào trong ứng dụng. Model là phần nối giữa view và controller. Model thể hiện dưới dạng file XML bình thường để hiển thị các thao tác với cơ sở dữ liệu như: xem, xử lý, truy cập, trích xuất dữ liệu,,… một cách rõ ràng.
- View: View là phần giao diện, nơi lập trình viên thao tác truy vấn trên website, tìm kiếm thông tin dữ liệu có sẵn trong MVC. View đảm nhận ghi lại những hoạt động của người dùng để tương tác với controller nhưng không can thiệp trực tiếp. Thay vào đó, view sẽ hiển thị yêu cầu chuyển đến cho controller.
- Controller: Controller là nơi xử lý yêu cầu của người dùng qua view. Sau khi xử lý, Controller sẽ đưa ra những dữ liệu phù hợp với mục tiêu tìm kiếm. Bên cạnh đó, controller còn có khả năng kết nối với model bằng cách lấy dữ liệu và gửi tới model.
Nguyên lý hoạt động của mô hình MVC
Sau khi đã hiểu MVC là gì và cấu trúc của MVC, Mắt Bão sẽ giúp bạn hiểu cách vận hành của mô hình trên. Quy trình cụ thể diễn ra bao gồm:
Người dùng chọn một Browser bất kỳ: Firefox, Chrome hay Internet Explorer,…để gửi yêu cầu. Bạn có thể gửi những dữ liệu nhập tới các Controller và để Controller xử lý dựa trên bộ Routing điều hướng.

Cách thức mô hình MVC hoạt động
Khi Controller nhận được yêu cầu từ người dùng, chúng sẽ kiểm tra yêu cầu có cần lấy dữ liệu từ Model hay không. Nếu cần, Controller sẽ dùng các class/ function có sẵn để trả kết quả. Sau khi xử lý các giá trị đó, nó sẽ trả qua View để hiển thị.
Tiếp đến, View chịu trách nhiệm cho phần hiển thị gồm: thông tin dữ liệu, hình ảnh, video,… Rồi trả về GUI Content để Controller đưa kết quả lên Browser. Trình duyệt sẽ tiếp nhận dữ liệu và trả lại kết quả tìm kiếm cho người dùng
Ưu điểm của mô hình MVC
- Tiết kiệm băng thông: MVC rất nhẹ và giúp tiết kiệm diện tích của băng thông. Khi cần gửi và nhập dữ liệu liên tục, người dùng dễ dàng sử dụng ứng dụng trên web, từ đó khiến trang chủ hoạt động ổn định và mượt mà.
- Kiểm tra nhanh chóng: Nhờ có MVC, các công việc kiểm tra, rà soát lỗi, đảm bảo chất lượng của phần mềm trước khi tới tay người dùng trở nên đơn giản hơn.
- Điều khiển: Mô hình kiến trúc phần mềm tương thích với các nền tảng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, Javascript,… dựa trên nhiều hình thức khác nhau.

MVC tương thích với ngôn ngữ lập trình JavaScript
- Chức năng Separation of Concern: MVC cho phép lập trình viên phân tách rõ ràng cấu trúc model, data, giao diện và nghiệp vụ.
- Tính kết hợp: Dễ dàng viết code trên web khi tích hợp mô hình MVC nhằm giảm tải dữ liệu server.
- Tính đơn giản: MVC có cấu hình tương đối đơn giản và dễ dàng sử dụng ngay khi bạn không phải là dân chuyên.

MVC mang lại nhiều ưu điểm cho người dùng
Tuy nhiên, MVC vẫn có những điểm hạn chế là: gây tốn thời gian khi thực hiện vào các dự án nhỏ, chiếm nhiều diện tích trong quá trình phát triển và trung chuyển các dữ liệu. Do đó, mô hình này chỉ phù hợp ứng dụng cho các dự án lớn.
Lợi ích của MVC đối với người dùng
- Cung cấp đa dạng hình thức View: Đối với MVC, bạn dễ dàng tạo được nhiều View cho chỉ một mô hình.
- Tạo khả năng chỉnh sửa không ảnh hưởng đến toàn bộ mô hình: Thông thường, người dùng có xu hướng thay đổi giao diện định kỳ. Những thay đổi dễ nhận thấy nhất là về màu sắc, font chữ, bố cục hình ảnh,…. Hoặc hỗ trợ giao diện cho điện thoại hay máy tính bảng…
- Thân thiện với các kỹ thuật SEO: MVC giúp phát triển website tối ưu SEO. Với mô hình này , bạn dễ dàng điều chỉnh các URL điều hướng thân thiện với website để tăng lượt truy cập cao hơn.
2. Ứng dụng của mô hình MVC trong lập trình
Sau khi đã hiểu rõ về MVC là gì thì nhiều người dùng sẽ tò mò về cách ứng dụng của mô hình này. MVC được phát triển nhằm mục đích xây dựng cấu trúc cho website và các ứng dụng tiên tiến khác.
Bên cạnh đó, mô hình MVC giúp lập trình viên phát triển back – end và front – end trên cùng một hệ thống mà không yêu cầu phải can thiệp, chỉnh sửa hay chia sẻ trực tiếp khi một trong hai bên hoạt động ổn định.

Mô hình MVC được ứng dụng rộng rãi trên các website
Như vậy, bài viết trên của Mắt Bão đã giải thích những khúc mắc xoay quanh chủ đề MVC là gì và ứng dụng của MVC đối với xây dựng website ngày nay. Nếu bạn muốn nhận thêm nhiều thông tin bổ ích, hãy truy cập vào https://wiki.matbao.net/ để đón đọc những tin tức mới nhất.
Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
TƯ VẤN MIỀN NAM: 028 3622 9999
TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456
Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html

Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.