Page WordPress là gì? Sự khác nhau giữa Page và Post trong WordPress

Mắt Bão 27/12/2021 12 phút đọc

 

Page WordPress là gì?

Page WordPress là mục thiết lập trên trang quản trị dùng để tạo và quản lý trang của CMS mã nguồn mở WordPress. Trang có nhiều đặc điểm giống với Post nhưng thường dùng để tạo các trang chức năng có cấu trúc cha con và hiển thị một cách độc lập, không cần phân loại. Công dụng chính của Page WordPress là gì?

Page WordPress là gì? trang trong mã nguồn WordPress
Page WordPress là trang trong mã nguồn WordPress

Page hay còn gọi là trang thường được sử dụng để tạo các nội dung như:

  • Giới thiệu (About)
  • Liên hệ (Contact)
  • Giỏ hàng, thanh toán
  • Điều khoản và chính sách
  • Trang chủ (WordPress cho phép dùng trang làm giao diện trang chủ, tùy chọn này xuất hiện ở một số theme nhất định)

Và một số trang chức năng khác, tùy vào nhu cầu sử dụng của người tạo trang. Trong các phiên bản WordPress mới nhất các tính năng bổ sung được cập nhật để giúp người dùng WordPress có thể tùy biến đa dạng các ứng dụng của Trang.

Cách tạo Page trong WordPress

Page WordPress là gì? Khu vực quản trị Page và Post được tách biệt trong WordPress
Khu vực quản trị Page và Post được tách biệt trong WordPress

Thao tác tạo Page nhìn chung không quá phức tạp, Page WordPress cũng được tạo ngay trong phần quản trị của trang web như Post.Vậy các yếu tố cần biết khi tạo Page WordPress là gì?

Các thông tin cần biết về Page WordPress là gì?

  • Pages: Quản lý trang

Phần này không khác gì với phần Posts, nhưng nó sẽ không có Categories và Tags. Về công dụng của nó là để bạn đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một Category hay tag nào. Ví dụ như trang giới thiệu, liên hệ,…

  • All pages: Tất cả trang

Hiển thị tất cả các trang bạn đã tạo trước đó. Tại đây bạn có thể chỉnh sửa, xem trước và xóa các trang.

  • Add new page: Thêm trang mới

Để tạo một trang WordPress mới, chọn Pages   Add New

Tại Pages thì các tính năng tương tự như Post. Tuy nhiên, Pages không sử dụng cấu trúc chuyên mục (categories) và thẻ (tags) như tại Posts. Pages sử dụng cấu trúc cha con (Parent Page) và thứ tự (order) để sắp xếp vị trí sắp xếp trang.

Chi tiết thao tác tạo Page WordPress

Page WordPress là gì? Page Editor WordPress không có tính năng phân loại theo Category và Tags
Page Editor WordPress không có tính năng phân loại theo Category và Tags

Có thể thấy rằng giao diện soạn thảo của trang khá giống với bài viết (Post). Tuy nhiên, do trang hiển thị một cách độc lập nên nó sẽ không có chuyên mục (Category) hoặc thẻ (tags).

Thay vào đó, bạn có thể tìm thấy mục Attribute (thuộc tính). Đây là nơi cho phép chọn Page mẹ để kế thừa hoặc chọn Template hiển thị. Đây là 2 tính năng sẽ không có trong Post Editor. Điều này sẽ tạo nên sự đặc biệt của Page, mang đến nhiều ứng dụng thực tế.

Sau khi đăng nhập tài khoản quản trị:

  • Bước 1: bạn chọn menu Page (trang) => Add New (thêm trang mới) như ảnh trên.
  • Bước 2: điền đầy đủ các thông tin tiêu đề, nội dung và một số thông tin bổ sung như đường dẫn tĩnh, thuộc tính trang…
  • Bước 3: Nhấn “Publish” (Đăng) để đăng trang. Hoặc bạn có thể lưu nháp, lên lịch đăng vào ngày mong muốn.

Về cơ bản, thao tác tạo Page WordPress cũng tương tự như Post. 

Page WordPress là gì? Nó cho phép tùy chọn template hiển thị
Page WordPress cho phép tùy chọn template hiển thị

Lưu ý, Page không tự động xuất hiện ngoài trang chủ như Post. Bạn sẽ cần cài đặt để có thể xem trang vừa đăng.

Hiện nay, các phiên bản WordPress mới nhất đều hỗ trợ đầy đủ những chức năng này. Để đảm bảo được hỗ trợ tốt nhất hãy kiểm tra phiên bản WordPress của bạn, đảm bảo nó là phiên bản mới nhất hoặc gần đây.

Điểm giống và khác nhau giữa Post và Page WordPress là gì?

Page WordPress là gì? Post và Page là hai khái niệm khác nhau trong WordPress
Post và Page là hai khái niệm khác nhau trong WordPress

Như đã chia sẻ ở đầu bài viết khái niệm Post và Page cần được phân biệt để sử dụng hiệu quả. Đặc biệt, đối với các bạn mới sử dụng WordPress cần tránh nhầm lẫn trong quá trình soạn thảo nội dung và xây dựng website.

Điểm chung giữa Post và Page WordPress là gì?

Page WordPress là gì? Cả Post và Page WordPress đều ở dạng Post Type
Cả Post và Page WordPress đều ở dạng Post Type

Post và Page có điểm chung là đều ở dạng Post Type. Điều này có nghĩa là loại nội dung để chúng ta có thể nhập liệu vào thông qua khung soạn thảo và đăng lên web.

Bên cạnh Post và Page thì WordPress còn có thêm một loại nội dung khác đó là Custom Post Type. Điểm chung của các post type này là đều sở hữu những yếu tố cơ bản. Ví dụ như tiêu đề, nội dung, các chức năng bình luận, ảnh đại diện, đường dẫn tĩnh.

Tuy nhiên, Post không thể thay thế cho Page và ngược lại. Đây chỉ là những điểm giống nhau về mặt hình thức và một số chức năng. Page và Post đều có cách sử dụng riêng.

Sự khác nhau giữa Post và Page WordPress là gì?

Cả Post và Page đều sở hữu những đặc điểm riêng
Cả Post và Page đều sở hữu những đặc điểm riêng

Danh sách dưới đây sẽ liệt kê các điểm khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm Post và Page:

  • Category và Tags: chỉ hỗ trợ cho Post và không tìm thấy cài đặt này trong Page Editor. Điều này giúp phân biệt mục đích sử dụng của Post và Page, cụ thể, những nội dung cần phân loại bạn nên dùng Post và ngược lại.
  • RSS Feed: Post sẽ được hiển thị ở RSS Feed nhưng Page thì không.
  • Hiển thị trên website: Post sẽ tự động trong khi Page cần được cài đặt. Bạn có thể đưa các trang đã tạo ra ngoài trang chủ hoặc sử dụng một trang riêng để làm giao diện trang chủ trong menu Setting (Cài đặt) => Reading (Đọc) => A Static Page (một trang tĩnh).
  • Phân cấp: Page có thể phân cấp dưới dạng Page mẹ – Page con nhưng Post thì không. Ví dụ, bạn có trang Giới thiệu, bên trong bạn có thể tạo các trang con như Công việc, Cuộc sống…
  • Template: Chỉ được hỗ trợ ở Page, cài đặt này không có ở Post. Lưu ý, không phải tất cả các theme trong WordPress đều có template, chỉ một số theme hỗ trợ chức năng này. Tùy vào mục đích và nội dung của theme mà có các template cho các trang riêng, bạn không thể thêm template vào một theme bất kì.

Ngoài ra, còn có một số khác biệt không đáng kể ở PostPage WordPress. Các điểm khác nhau này sẽ ít nhiều ảnh hưởng quyết định đến mục đích sử dụng của hai loại nội dung chính trong website là Post và Page.

Phân biệt khi nào nên sử dụng Post và Page WordPress?

Post và Page có mục đích sử dụng khác nhau
Post và Page có mục đích sử dụng khác nhau

Khi nào nên sử dụng Post?

Post là khái niệm bài viết hay bài đăng trong WordPress. Post được dùng để đăng các nội dung, bảng tin, sự kiện… có thể được phân loại bằng CategoryTags.

Có thể nói, khái niệm Post chiếm gần như toàn bộ nội dung trên trang. Nếu so sánh với Page thì Post đa năng hơn và là nơi soạn thảo chính mà các webmaster cần sử dụng để cập nhật thông tin, bài viết trên web.

Khi soạn thảo các nội dung trong Post người dùng cần để ý đến các yếu tố SEO và trải nghiệm người dùng (khả năng đọc, hình ảnh, tốc độ tải…)

Khi nào nên sử dụng Page?

Trang không được phân loại bởi CategoryTags, cũng như không tự động hiển thị ra ngoài trang web. Page WordPress hay trang trong WordPress thường được dùng để tạo các nội dung ít có tính cập nhật và không cần phân loại như trang chủ, trang liên hệ, trang giới thiệu…

Như vậy, Page không phải là nơi mà bạn có thể dùng để tạo các nội dung, cập nhật, bài viết trên web. Cụ thể, Page sẽ dùng cho các trang cố định đã liệt kê ở trên, đặc điểm của những trang này là không cần phân loại, ít cập nhật, có mục đích sử dụng hoặc tính năng riêng.

Thông thường, các webmaster sẽ chặn index Page để đảm bảo tập trung vào chức năng của trang thay vì SEO như Post.

Tổng kết

Mặc dù hai khái niệm Post và Page đã trở thành tiêu chuẩn trong việc xây dựng website. Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới đừng vội bỏ qua những định nghĩa trên. Việc sử dụng Post và Page đúng cách sẽ giúp trang web được trình bày rõ ràng, cụ thể, cải thiện trải nghiệm người dùng.

Bài viết này hy vọng có thể giúp các bạn tiết kiệm chi phí vừa có thể sử dụng host giá rẻ và cài đặt WordPress viết blog cho riêng mình. Trên thực tế, việc sử dụng có dịch vụ thiết kế website hoặc thuê Hosting WordPress dẫu tốn nhiều chi phí nhưng sẽ tiện lợi và được hỗ trợ tốt hơn.

Bài viết series Hướng dẫn sử dụng WordPress:

Kỳ trước: Post WordPress là gì? Cách đăng Post và tạo Custom Post Type

Bài sau: Top 15 Plugin Search WordPress tốt nhất năm 2020

Một số bài viết cốt lõi khác:






Bài viết liên quan