Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
SQL injection là gì là câu hỏi nhiều người đặt ra khi ngày càng xuất hiện các vụ tấn công web nghiêm trọng. Lấy đi dữ liệu và chiếm quyền quản trị web, sử dụng sai mục đích. Cùng tham khảo ngay những thông tin sau đây để hiểu hơn về phương thức tấn công này và có cách phòng chống hiệu quả nhé.
Xem thêm:
- Hướng dẫn bật tính năng Remote SQL Server và mở cổng 1433 trên Firewall máy chủ Windows Server
- SQL là gì? Các lệnh cơ bản trong lập trình cơ sở dữ liệu SQL
- Hướng dẫn remote vào Database MS SQL tại Mắt Bão bằng SQL Server Management
1. SQL Injection là gì?
SQL injection là gì, đây được coi là một loại kỹ thuật khai thác trái phép dữ liệu từ database thông qua việc lợi dụng các lỗ hổng về câu truy vấn.
Cách thực hiện thông thường sẽ là thêm 1 đoạn SQL vào câu lệnh cũ để làm sai, lỗi truy vấn ban đầu. Những kẻ tấn công có thể xâm nhập và thực hiện các tác vụ tương tự vai trò quản trị web, đồng thời lấy đi các dữ liệu quan trọng.
SQL Injection là gì và cách phòng chống ra sao
2. Các loại SQL Injection
2.1 In-band SQLi
Đây là một trong những phương thức tấn công phổ biến nhất hiện nay do dễ thực hiện và khá hiệu quả. Những kẻ xâm nhập thường dùng 1 kênh liên lạc để khởi động và truy cập vào dữ liệu bằng 2 hình thức:
- Error-based SQLi: Kẻ xâm nhập sẽ tạo ra các tác động lớn tới cơ sở dữ liệu, kích thích tạo ra thông báo lỗi và lợi dụng để khai thác thông tin.
- Union-based SQLi: Lợi dụng toán tử UNION SQL, hacker sử dụng phối hợp nhiều câu lệnh để nhận HTTP response, thông tin được chứa trong đó và có thể khai thác dễ dàng.
2.2 Inferential (Blind) SQLi
Đây là phương thức xâm nhập có tác động chậm hơn nhưng hiệu quả vô cùng tốt. Hacker thường thực hiện bằng cách gửi data payload đến máy chủ và dựa vào đó tính toán cơ chế, cấu trúc của server. Nhờ vậy dễ dàng tìm ra phương thức xâm nhập phù hợp.
Tấn công SQL injection gây ra những hệ quả lớn
2.3 Out-of-band SQLi
Khi server không ổn định hoặc quá chậm, hacker sẽ thực hiện hình thức này để tận dụng các nguồn kích hoạt không đồng bộ. Xâm nhập bằng cách nhằm tạo ra DNS hoặc HTTp request kích hoạt server tự động chuyển dữ liệu và hacker có thể tận dụng để lấy cắp thông tin ở khâu này.
3. Cách thức website bị tấn công SQL Injection
Các cuộc tấn công website bằng SQL injection là gì? Hacker sẽ gửi tới máy chủ bộ SQL độc hại bằng cách truyền qua thông tin đăng nhập, truy cập của người dùng vào website.
Chính vì thế những lệnh inputs đều dễ dàng bị lợi dụng làm kênh truyền SQL đen tới hệ thống quản trị và máy chủ. Đây là hình thức xâm nhập vô cùng đơn giản, chỉ qua vài bước hacker đã có thể tấn công và khai thác thông tin website, nắm quyền quản trị ở cấp độ cao nhất.
Nếu nghiêm trọng hơn hacker có thể xâm nhập cả vào hệ điều hành của máy chủ để điều khiển desktop từ xa, phát tán mã độc tới nhiều máy khác trong mạng lưới kết nối.
Website dễ dàng bị tấn công qua các lỗ hổng bảo mật
4. Sự nguy hiểm của SQL Injection
Việc tấn công SQL Injection mang lại hệ quả vô cùng lớn, có thể kể tới như:
- Lấy cắp thông tin trong tài khoản cá nhân
- Sao chép dữ liệu web hoặc hệ thống quản trị
- Thay đổi dữ liệu được gửi tới người dùng web
- Thay đổi quyền quản trị viên, chiếm hoàn toàn hệ thống điều hành
- Xem, sử dụng thông tin cá nhân của những người dùng khác trên cùng 1 hệ thống
- Sửa đổi cấu trúc cơ sở dữ liệu
5. Làm sao để tự vệ với các cuộc tấn công SQL Injection?
5.1 Luôn xác minh input của người dùng
Nhiều người cho rằng sử dụng Base64 là đã đảm bảo mã hoá thông tin và phòng chống mã độc xâm nhập qua thông tin người dùng. Tuy nhiên những mã hoá này dễ dàng bị phá bỏ bởi những thủ thuật đơn giản. Chính vì thế bất kỳ thông tin input nào của người dùng cũng được xác minh kỹ lưỡng, tránh trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”.
Nên xác minh input người dùng để tránh mã độc
5.2 Xác nhận chuỗi input đến từ máy chủ
Đây là quá trình tự động xác minh dữ liệu do người dùng nhập vào, đảm bảo mã không chứa phần tử độc hại trước khi đến với máy chủ. Hiện nay có các nền tảng hỗ trợ vấn đề này khá tốt như ASP.NET, tự thêm vào những ký hiệu đặc trưng nhằm phân biệt dữ liệu sạch và các nguồn dữ liệu chứa mã độc.
5.3 Sử dụng câu lệnh tham số
Khi tên của placeholder được thêm vào các lệnh SQL sẽ xảy ra hiệu ứng thay thế tham số do người dùng input hiệu quả. Dù bạn chưa biết SQL injection là gì thì ngay bây giờ đây có thể thực hiện cách này để bảo vệ web của mình.
6. Làm thế nào để diệt tận gốc các lỗ hổng SQL Injection
Ngay sau khi biết SQL injection là gì hãy xây ngay cho mình hàng phòng thủ vững chắc nhé. Thực tế có một số cách sau để diệt tận gốc lỗ hổng này như:
- Mã hoá những dữ liệu nhạy cảm hoặc nghi ngờ nhạy cảm
- Hạn chế quyền quản trị
- Không lưu trữ dữ liệu quan trọng, nhạy cảm nếu chưa thực sự cần thiết
Tiêu diệt lỗ hổng bằng các cách cơ bản
Với 3 cách này bạn có thể an tâm phần nào không lo web lỗi SQL injection và bị thất thoát dữ liệu thông qua mã độc, xử lý input không chặt chẽ. Hãy hiểu sâu hơn về SQL injection là gì và thực hiện các giải pháp phòng ngừa ngay hôm nay để giúp website vận hành ổn định nhé.
Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
TƯ VẤN MIỀN NAM: 028 3622 9999
TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456
Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html
Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.