Sub Domain là gì và hướng dẫn cách lập Sub Domain mới nhất 2023

Mắt Bão 15/09/2023 9 phút đọc

 

Sub Domain là gì? Đây là một khái niệm quen thuộc đối với các nhà quản trị website. Với những lợi ích mà Sub Domain mang lại, bạn sẽ không phải mất thêm chi phí mua tên miền để có thể sở hữu một website mới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tạo Sub Domain hiệu quả và nhanh chóng. Cùng Mắt Bão tìm hiểu cách lập Sub Domain mới nhất trong bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan: 

Mục đích của Sub Domain là gì và cách tạo Sub Domain hiệu quả

1. Mục đích khi tạo ra Sub Domain

Thông thường khi truy cập vào một website, có thể thấy link URL trên thanh tìm kiếm sẽ thay đổi dựa vào vị trí bạn đang truy cập. Phần thay đổi đó chính là Sub Domain, hay còn gọi là tên miền phụ. Hiểu rõ về Sub Domain sẽ giúp doanh nghiệp triển khai SEO web một cách hiệu quả, tối ưu. Vậy mục đích khi tạo Sub Domain là gì?

1.1. Tạo website riêng dành cho đối tượng người dùng nhất định

Mục đích chính của nhà quản trị website khi dùng Sub Domain là tạo ra một trang web mới nhưng vẫn dùng tên miền gốc. Doanh nghiệp sẽ không phải tốn chi phí để mua một tên miền mới trong khi website tạo ra từ Sub Domain hoàn toàn có thể hoạt động như một website chính.

Nếu doanh nghiệp muốn tạo ra các trang web phục vụ khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc xây một website riêng cho một nhóm khách hàng nhất định, Sub Domain sẽ là công cụ hữu ích.

Ví dụ, doanh nghiệp của bạn bán các mặt hàng thời trang và muốn tạo một website riêng cho quần áo nữ, một website riêng cho quần áo nam, một website khác cho đồ phụ kiện. Khi đó, bạn chỉ cần sử dụng Sub Domain.

Thêm một ví dụ khác để bạn có thể hiểu hơn mục đích tạo Sub Domain là gì. Mắt Bão sở hữu trang web matbao.net chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về tên miền, cloud hosting, cloud server, email… Ngoài ra, Mắt Bão còn có một Sub Domain là wiki.matbao.net, trang trung tâm tài liệu chuyên cung cấp thông tin, kiến thức liên quan tới dịch vụ, sản phẩm mà họ cung cấp.

1.2. Tách blog hoặc trang thương mại điện tử khỏi website chính

Mục đích tiếp theo khi tạo Sub Domain là gì? Nhiều nhà quản trị thường dùng Sub Domain để chia nhỏ các chức năng nằm trong website chính ra thành nhiều trang web con độc lập. Với một doanh nghiệp cung cấp đa dạng sản phẩm, dịch vụ hay đa ngành nghề, tách website sẽ có lợi cho việc phát triển theo quy mô lớn. Bởi đôi khi, việc quản lý các website con sẽ dễ dàng hơn một trang web đa năng.

Mục đích của Sub Domain là chia nhỏ một website chính thành các trang web con

1.3. Tiết kiệm chi phí khi tận dụng Sub Domain

Sub Domain là gì? Hiện nay có nhiều công cụ giúp bạn tạo tên miền website hoàn toàn miễn phí. Doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều trang web mới dưới dạng Sub Domain mà không cần phải bỏ thêm bất kỳ chi phí nào để đăng ký tên miền.

Ngoài ra, website được tạo nên từ tên miền phụ có thể sử dụng trực tiếp thiết kế của website chính mà không lo bị trùng lặp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thiết kế website.

1.4. Tạo các nội dung được bản địa hóa

Nếu website hướng tới nhiều khu vực khác, bạn có thể sử dụng Sub Domain để tạo các nội dung bản địa, đa ngôn ngữ. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua thêm nhiều tên miền khác và cài đặt nhiều ngôn ngữ.

2. Hướng dẫn cách tạo Sub Domain mới nhất 2023

Sau khi đã hiểu rõ mục đích tạo Sub Domain là gì, mời bạn tham khảo cách tạo tên miền phụ nhanh chóng và mới nhất năm 2023.

2.1. Xác định tên cho Sub Domain

Bước đầu tiên, bạn cần chọn tên phù hợp, mô tả ngắn gọn chức năng của Sub Domain. Một số tên miền phụ thông dụng bao gồm store, blog, support, shop, help… Các tên này chỉ nên giới hạn trong 1 từ duy nhất để URL trông ngắn gọn, dễ nhớ.

2.2. Kích hoạt, điều hướng Sub Domain về một website mới

Để bắt đầu tạo Sub Domain, bạn đăng nhập vào trình quản lý cPanel từ nhà cung cấp Hosting. Mỗi một nhà cung cấp Hosting sẽ có một tài khoản đăng nhập và setup riêng cho cPanel.

Tạo Sub Domain bằng cPanel

Sau đó, bạn truy cập Subdomains hoặc Add Subdomains và nhập các thông tin về tên miền chính, tên miền phụ. Tại đây, bạn lưu ý nên nhập đầy đủ tên website. Khi đó, mục Document Root sẽ được tạo, bạn nhấn vào Create.

Khi đã thêm Sub Domain, bạn cần phải khai báo Record DNS. Lúc này, bạn cần truy cập trang quản lý tên miền, điều hướng đến DNS, ấn Add và điền các thông tin liên quan đến Sub Domain mới.

Cuối cùng, bạn nhấn Create và đợi Sub Domain được duyệt. Trong vòng 24 giờ, Sub Domain mới của bạn sẽ được hoạt động trên website.

2.3. Quản lý Sub Domain

Trong quá trình quản lý Sub Domain, bạn phải đảm bảo tên miền và dữ liệu Hosting hoạt động ổn định. Hãy chắc chắn rằng, tên miền phụ không bị trùng để tránh hết hạn. Đối với Hosting, hãy chú ý cả đường truyền băng thông và dữ liệu lưu trữ. Khi đó, Sub Domain của bạn sẽ được duy trì ổn định và hoạt động hiệu quả.

Sub Domain sau khi tạo cần được quản lý kỹ lưỡng để có thể duy trìhoạt động ổn định

3. Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin chi tiết về Sub Domain, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hiểu được mục đích sử dụng Sub Domain là gì và cách tạo nhanh chóng, chính xác nhất.

Hãy áp dụng các kiến thức trên của Mắt Bão trong việc tạo Sub Domain để doanh nghiệp của bạn có thể SEO website một cách hiệu quả nhất.

Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin: 

TƯ VẤN MIỀN NAM:  028 3622 9999

TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456

Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html






Bài viết liên quan