Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Giữa con người chúng ta để có thể nói chuyện được với nhau. Có phải rằng chúng ta sẽ dùng cữ chỉ, ngữ điệu hình thể hoặc giọng nói để có thể giao tiếp với người đối diện. Hay trước một tập thể lớn, đúng không bạn nhỉ? Đây chính gọi là giao tiếp giữa con người với con người. Điển hình nhất là chúng ta dùng ngôn ngữ để miêu tả những suy nghĩ, cảm xúc cho đối phương. Vậy trong lĩnh vực công nghệ cũng vậy, để có thể hiểu máy tính…thì bắt buộc chúng ta phải dùng ngôn ngữ máy. Như vậy, máy tính mới hiểu được chúng ta đang muốn nói gì. Trong bài viết ngày hôm nay, cùng mình tìm hiểu thêm về ngôn ngữ Xml là gì? Cùng với một số điều thú vị về nó nhé.
1. Ngôn ngữ Xml là gì?
Trước hết, Xml là tên gọi viết tắt cho Extensible Markup Language. Đây là ngôn ngữ dùng để truyền tải và mô tả dữ liệu. Nhưng, các bạn nên nhớ rằng ngôn ngữ Xml này sẽ không dùng với chức năng như một ngôn ngữ lập trình.
Để trả lời cho câu hỏi vì sao mà Xml không được cho là một ngôn ngữ lập trình. Các bạn hãy tham khảo phần giải thích bên dưới của mình để hiểu rõ lý do vì sao nhé!
Quay trở lại về ngôn ngữ Xml, như thế nào gọi là ngôn ngữ dùng để truyền tải và mô tả dữ liệu. Mình sẽ lấy ví dụ về phần mềm đánh chứ Microsoft Word. Bình thường để có diễn tả nội dung bạn mong muốn, bạn chỉ gần gõ chữ từ bàn phím lên nên trắng của Word.
Tiếp đến, nội dung sẽ được hiển thị trực tiếp trên Word và bạn có thể gửi file word này cho mọi người. Như vậy mọi người sẽ dùng phần mềm Word của họ lên là đọc lại thông tin mà bạn đã và đang muốn diễn ta thông qua nội dung.
Vậy thì nguyên quá trình thực hiện trên cũng tương ứng với Xml. Tức là, việc sử dụng ngôn ngữ Xml này chỉ đơn giản là dùng để hiển thị nội dung nào đó mà bạn muốn truyền tải đến mọi người. Nhưng nó sẽ được trình bài với dạng code mà thôi chứ không phải giống 100% về Word.
Đấy cũng là lý do vì sao mà ngôn ngữ Xml được cho là một ngôn ngữ có sự linh hoạt. Đồng thời được đánh giá là một loại ngôn ngữ dễ dùng và dễ tiếp cận với mọi người.
Về bản chất dễ hình dung của ngôn ngữ Xml cho những người mới đang tìm hiểu thì bạn chỉ cần hình dung trên như mình mô tả. Về mảng học thuật, Xml sẽ dựa trên tiêu chuẩn Standard Generalized Markup Langugage (SGML) để dùng để mô tả dữ liệu. Hay chính xác hơn là xác định ngôn ngữ đánh dấu.
1.2 Ngôn ngữ Xml dùng để làm gì?
Chức năng chung của Xml là dùng để đinh dạng cho dữ liệu. Hiển nhiên rằng, dữ liệu này sẽ được mã hóa thông tin thành tài liệu, cơ sỡ dữ liệu…và nhiều dạng dữ liệu khác. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn dùng để sáng tạo ra nhiều dạng nội dung khác nhau nhưng không có sự tương đồng mỗi loại.
Như là nội dung hiển thị trên điện thoại, trang web, in ấn…Mỗi thể loại sẽ có một loại định dạng khác nhau. Nhưng nó cũng đồng thời sẽ không có sự tương đồng. Nếu như bạn xây dựng ngôn ngữ cho điện thoại thông qua máy tính. Thì khi xây dựng cho trang web sẽ có một cấu trúc hoàn toàn khác. Như vậy được hiểu là không có sự tương đồng.
Theo như một số thông tin chính thống từ World Wide Web Consortium (W3C). Phần lớn, ngôn ngữ Xml sẽ sử dụng thành tiêu chuẩn cho một trang web. Như một số định dạng dươi đây:
- Dùng để định dạng dữ liệu cho Microsoft Office.
- Định dạng cho các tài liệu kỹ thuật.
- Tùy chỉnh cấu hình một số phần mềm như WordPress.
- Định dạng cho sách đọc, tài liệu PDF…
- Và các thể loại hóa đơn…
Bên cạnh các ứng dụng thực tế, thì ngôn ngữ Xml còn có thể sử dụng dùng để trao đổi thông tin giữa:
- Chương trình với chương trình
- Chương trình với con người
1.2 Cách hoạt động của ngôn ngữ Xml
Đầu tiên, ngôn ngữ Xml sẽ sử dụng cú pháp đơn giản hơn rất nhiều so với nhiều loại ngôn ngữ chuyên dùng để lập trình.
Ngôn ngữ dùng để viết Xml chủ yếu sẽ sử dụng các ký tự dưới đây tạo một chương trình. Nhìn chung đây cũng chính là 5 phần tử chính mà bạn cũng cần nhớ luôn.
Thực thể dùng khai báo | Ký tự | Mô tả |
< | < | Dùng làm khung mở đầu cho một thẻ Xml |
> | > | Dùng làm khung kết thúc cho một thẻ Xml |
& | & | Mã ký tự ASCII này dùng để chỉ ra sự bắt đầu trong chương trình Xml |
" | “ | Mã ký tự ASCII này dùng để xác định thuộc tính của phần tử. |
' | ‘ | Mã ký tự ASCII này dùng để xác định các thuộc tính từ chọn của phần từ. |
Cũng tương tự như bao ngôn ngữ khác, Xml cũng sẽ có cấu trục đọc chương trình từ trên xuống dưới. Và đồng thời từ trái sáng phải.
Tiếp đến, các phần tử bên trong đó được người viết tùy ý tùy chính. Ví dụ như là <tên> … </tên>, <tuổi>…</tuổi>… Thành ra cấu trúc để viết đoạn chương trình Xml tiến hành rất đơn giản.
Tuy nhiên cho dù nó đơn giản , thì các bạn vẫn nên nhớ rằng. Mỗi khi khai báo một nội dung mới thì nhớ phải kết thúc bằng cấu trúc </…>. Nếu không chương trình sẽ bị báo lỗi.
1.3 Cấu trúc của ngôn ngữ Xml
Tương tự như nhiều ngôn ngữ khác. Xml cũng sẽ có 3 phần cơ bản trong một chương trình làm việc. Đó là:
- Phần khai báo.
- Phần thân.
Phân đầu, thường sẽ là phần dùng để khai báo thư viện. Chỗ này, sẽ có hai ký tự đó là “version” và “encoding”. Version này dùng để thông báo phiên bản XML. Còn Encoding dùng để xác định mã hóa ký tự được sử dụng trong tài liệu.
Bên cạnh đó, khi việc khai báo hoàn tất. Thì mở đầu chương trình luông sẽ là một thành phần dùng để mô tả dữ liệu. Như ví dụ trong ảnh trên đó là <library>
Tiếp đến phần thân của chương trình dùng đê mô tả thông tin cần có. Hoặc dùng để cung cấp thông tin cho người dùng biết đó là gì.
Như ảnh trên, chúng ta sẽ có 3 chương trình con được viết lồng vào chương trình mẹ. Chương trình mẹ được tính từ <library> đến </library>.
Còn chương trình con sẽ được tính từ <book> đến </book>. Chương trình con này nhằm muốn khai báo thông tên về tên sách và tác giả của cuốn sách. Và các chương trình con kia cũng có nội dung tương tự.
2. Ngôn ngữ Xml có phải là một ngôn ngữ lập trình?
Quay trở lại câu hỏi phần trên mà mình đã hỏi. Liệu Xml có được cho làm một ngôn ngữ lập trình không?
Có phải rằng, bạn đã được hiểu rằng Xml là dạng ngôn ngữ chỉ dùng để mã hóa thông tin dưới dạng văn bản. Hoặc dùng nó để trình bày văn bản trên các nền tảng website hay điện thoại….
Nhưng mà, một ngôn ngữ lập trình chúng ta nên hiểu là được cấu thành từ các câu lệnh. Và nó sẽ được thực hiện một cách logic theo tình tự. Đồng thời, nó còn có mang tính chất toán học, vật lý…
Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng Xml không hoàn toàn là một dạng ngôn ngữ lập trình. Nó chỉ là một ngôn ngữ Xml dưới dạng thẻ đánh dấu – Markup language.
2.1 Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ Xml
Về ưu điểm
- Dễ học, thời gian tìm hiểu nhanh.
- Cấu trúc chương trình tương đối đơn giản, không cần nhớn hiều ký tự .
- Hầu hết các phần tử chúng ta có thể tùy chính để đánh dấu.
- Dễ sửa lỗi chương trình nếu có sai.
Về nhược điểm
- Không phù hợp dùng để lập trình.
- Ứng dụng chỉ dùng để hiển thị văn bản.
2.2 Cách mở Xml file và chương trình viết Xml
Để có thể mở Xml file này lên thì hiện nay có rất nhiều cách để mở. Trươc tiên, các bạn có thể tham khảo qua một số phần mềm để mở định dạng này:
- Oxygen XML Editor
- XML Notepad
- Adobe FrameMaker
- MadCap Flare
- Quark Author
- Liquid XML Studio.
- NetBean
Hoặc, để đọc các dạng file Xml đơn giản. Các bạn chỉ cần chọn file đó và mở định dạng thì Notepad. Thì lúc này nó sẽ hiện lên chương trình Xml.
Nếu như bạn muốn chỉnh sửa, thì bạn vẫn có thể chỉnh sửa chương trình trực tiếp ngay trong Notepad. Như thế bạn cũng không cần sử dụng thêm phần mềm chuyên dụng cho loại ngôn ngữ Xml này.
3. Kết luận
Tổng kết lại, ngôn ngữ Xml là một dạng ngôn ngữ dùng các dạng thẻ để đánh dấu. Từ đó hình thành nên một chương trình dùng cho việc truyền tải văn bản.
Phương thức truyền tải văn bản này chủ được dùng cho việc hiển thị thông tin trên Website. Đặc biệt là phần nội dung sản phẩm hay bất cứ thông tin gì.
Tuy công dụng chỉ gói gọn như vậy. Ấy thế Xml là dạng ngôn ngữ nền tảng để hình thành ra ngôn ngữ HTML sau này.
Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
TƯ VẤN MIỀN NAM: 028 3622 9999
TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456
Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html
Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.