Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Zoho Mail là gì?
Zoho Mail là dịch vụ email theo tên miền riêng có tính năng hoạt động tương tự như Yahoo hay Gmail. Điều khiến Zoho Mail khác biệt với Gmail hay Yahoo Mail là gì? Ưu điểm của Zoho Mail khiến nhiều người phải lựa chọn chính là cho phép tạo email theo tên miền riêng khi đăng ký mà không cần qua một dịch vụ khác.
Khi sử dụng Zoho Mail, người dùng có thể đồng bộ các dữ liệu trên cùng hệ thống. Ví dụ như Zoho Docs và Zoho Storage. Tính năng này rất giống với Gmail.
Có thể nói đây là dịch vụ tạo email tên miền riêng miễn phí dành cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ phát triển, cạnh tranh thương hiệu như hiện nay nhu cầu này lại càng lớn.
Đặc điểm của Zoho Mail
Zoho Mail có nhiều lựa chọn về khung giá cho khách hàng, gói miễn phí của Zoho có chất lượng khá tốt. Dùng được cho 1 domain, 5 user, 25MB file đính kèm, rất phù hợp cho các blogger, website vừa và nhỏ.
Một số tính năng nổi bật khác của ứng dụng Zoho Mail:
- Tích hợp dễ dàng với các ứng dụng khác từ Zoho như Docs, Storage…
- Có hỗ trợ Anti spam và Anti virus để tăng tính bảo mật.
- Tương thích với Dropbox để sử dụng các dữ liệu đã lưu trên đám mây.
- Cho phép dùng email và logo riêng.
- Hỗ trợ xác nhận đăng nhập qua email hoặc SMS tiện lợi và bảo mật.
Ưu và nhược điểm của Zoho Mail là gì?
Ưu điểm của Zoho Mail là gì?
- Có nhiều lựa chọn các gói dịch vụ với giá thành khác nhau, dễ dàng nâng cấp từ gói miễn phí lên cao hơn khi có nhu cầu.
- Hỗ trợ Anti virus và Anti spam nên độ bảo mật cao và tỷ lệ spam thấp.
- Đăng ký nhanh chóng, dùng được trên nhiều quốc gia.
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng ngay cả với người mới.
Nhược điểm của Zoho Mail là gì?
Dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, song Zoho Mail lại tồn tại một nhược điểm là không hỗ trợ IMAP và POP cho tài khoản miễn phí.
Hướng dẫn sử dụng Zoho crm
Sau khi đã biết Zoho Mail là gì? Điều cần biết lúc này là cách cài đặt và sử dụng Zoho Mail. Zoho crm hiện nay đã và đang có số lượng khách hàng khá lớn và họ thường xuyên cập nhật giao diện, tính năng. Tuy nhiên, nhìn chung cách lập email mới và sử dụng dịch vụ của họ tương đối đơn giản
Đăng ký tài khoản Zoho Mail
Bước 1: Truy cập trang chủ Zoho tại: https://www.zoho.com/mail/ chọn Business Email và SIGN UP FOR FREE.
Bước 2: Kéo thanh trượt xuống phía dưới và chọn SIGN UP NOW tại FOREVER FREE PLAN.
Bước 3: Điền tên miền của bạn vào ô và nhấn Add. Sau đó nhập các thông tin đăng ký, chú ý sử dụng tài khoản Email và số điện thoại thực vì sẽ xác nhận qua email và SMS.
Bước 4: Hoàn tất bước đăng ký thông tin bạn sẽ nhận được mã kích hoạt về điện thoại. Dùng mã này để điền vào ô Verify, bạn có thể bỏ qua bước Update Timezone. Truy cập email đăng ký để xác thực tài khoản email.
Xác nhận tên miền
Kết thúc quá trình đăng ký tài khoản và tên miền riêng tại trang chủ Zoho. Bạn cần xác thực tên miền trước khi có thể đưa và sử dụng, Zoho hỗ trợ nhiều nhà cung cấp tên miền có sẵn, bạn chọn và làm theo hướng dẫn.
Trong trường hợp không có nhà cung cấp tên miền của bạn hãy chọn Other. Tại đây có 3 cách giúp bạn xác thực tên miền:
- CNAME Method: sử dụng record
- CNAME TXT Method: sử dụng record
- TXT HTML Method: upload một file .html lên hosting
Chọn 1 trong 3 cách trên, tiến hành thực hiện theo hướng dẫn, chú ý với 2 cách update DNS thì bạn cần chờ tên miền cập nhật trước khi nhấn Verify.
Cấu hình User và Group
Xác nhận tên miền hoàn tất bạn sẽ nhận được thông báo chúc mừng từ Zoho. Nhấn nút Create Account để tạo hộp thư theo tên miền riêng, bước này bạn vẫn sửa được tên miền.
Tại bước tạo người dùng nếu không có người dùng nào khác ngoài bạn thì có thể nhấn Skip để bỏ qua. Thao tác này có thể quay lại bất cứ lúc nào nên bạn không cần phải tạo ngay lúc này. Tạo nhóm (Group) để quản lý người dùng của bạn, vì chưa tạo nên hãy Skip qua nhé.
Cấu hình nhận mail Zoho
Đây chính là bước quan trọng nhất để có thể nhận mail gửi đến, Zoho cung cấp 3 bản ghi. Hãy truy cập trình quản lý DNS một lần nữa, xóa hết tất cả bảng ghi MX và chèn 3 record từ Zoho vào.
Tạo link đăng nhập dễ nhớ
Thao tác thực hiện rất đơn giản, cũng trong trình quản lý DNS, tạo thêm record CNAME tên mail và trỏ về http://business.zoho.com/. Sau này khi muốn đăng nhập bạn chỉ cần truy cập đường dẫn mail.domain.com.
Cấu hình SPF và DKIM
Để email của bạn gửi không đi vào hộp thư Spam của khách hàng hãy cấu hình thêm SPF và DKIM. Thao tác thực hiện cũng không quá phức tạp, bạn có thể xem trực tiếp video hướng dẫn ngay trong trang cấu hình.
Cụ thể, đối với SPF bạn cần tạo một record TXT mới với định dạng do Zoho cung cấp. Ở mục DKIM bạn chọn Proceed to Configure DKIM, Edit ở mục Action, nhấn Add Selector điền tên bất kì và nhấn Save, sử dụng bản ghi này thêm vào DNS chờ cập nhật là xong.
Tạo thêm email cho tên miền Zoho Mail
Tại trình Cpanel https://mail.zoho.com/cpanel/ chọn Dashboard và Add User. Điền các thông tin cần thiết để tạo một email cho tên miền Zoho Mail.
Hướng dẫn cài đặt mail Zoho trên outlook 2010
Hiện nay, rất nhiều người dùng đang sử dụng Outlook phiên bản 2020, vì vậy, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt mail Zoho trên Outlook 2010.
- Bước 1: Cài đặt Outlook vào máy tính
- Bước 2: Khởi động Outlook, vào File chọn Add Account tại mục Info
- Bước 3: tại bảng Add New Account nhấp vào mục Manually configure server settings or additional server types và tiếp tục nhấp Next.
- Bước 4: Giữ mặc định Internal Email và nhấp Next
- Bước 5: Điền các thông tin cần thiết trong hộp thoại Add New Account
- Bước 6: nhấp vào nút More Setting, chọn tab Outgoing Server và chọn My outgoing server (SMTP) requires authentication.
- Bước 7: Chọn tab thứ Advance và thiết đặt các thông số sau: Incoming server port: 995, Outgoing server port: 456, SSL
- Bước 8: Sau khi đã cấu hình xong các bước trên, nhấp Next để tiến hành Test Account Setting. Cấu hình Completed hiển thị thì xem như đã hoàn tất.
Khắc phục lỗi Zoho không nhận được mail
Để khắc phục lỗi Zoho không nhận được mail cần kiểm tra lại các bản ghi trong DNS. Hoặc bạn có thể thực hiện thủ công bằng cách bổ sung các bảng ghi MX của đơn vị cung cấp dịch vụ Email trong MX Entry của Control Panel.
So sánh Zoho Mail và G Suite
Hiện nay, bên cạnh Zoho Mail thì G Suite là một đối thủ sừng sỏ khi đến từ ông lớn Google. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Zoho trở nên lép vế, hãy cùng điểm qua một vài so sánh giữa 2 dịch vụ này nhé.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về G Suite trong bài viết:
G Suite là bộ công cụ của Google dựa trên nền tảng điện toán đám mây với rất nhiều ứng dụng hữu ích như Gmail, Drive, Docs, Sheet,…
Khác biệt giữa Gsuite và Zoho là gì? – Thiết lập Email
Nhìn chung cả hai đơn vị đều tối ưu khá tốt công việc thiết lập Email để giảm bớt khó khăn cho người sử dụng. Tuy nhiên, công việc cấu hình DNS sẽ ít nhiều khiến người lần đầu sử dụng gặp bỡ ngỡ, dù vậy bạn vẫn có thể thực hiện theo các hướng dẫn từng bước như trên.
Khác biệt giữa Gsuite và Zoho là gì? – Giá cả
Có thể nói lợi thế hoàn toàn thuộc về Zoho Mail khi xét đến yếu tố giá cả. Ngay đến dịch vụ miễn phí của họ đã cung cấp các tính năng đủ cho các blogger hoặc website nhỏ.
Nhưng để đầu tư một dịch vụ tên miền riêng với chất lượng cao dành cho các doanh nghiệp lớn. Tất nhiên các gói Premium với giá thành cao và chất lượng sẽ được cân nhắc, lúc này G Suite sẽ có đôi chút lợi thế.
Khác biệt giữa Gsuite và Zoho là gì? – Dung lượng
Dung lượng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách quản lý mail từ người quản trị. Tuy nhiên, khi nhìn vào giá thành và dung lượng của từng gói khi chia theo tháng thì G Suite sẽ kinh tế hơn so với Zoho.
Khác biệt giữa Gsuite và Zoho là gì? – Lọc thư rác
Như đã chia sẻ, Zoho có hỗ trợ Anti virus và Anti spam để chống thư rác. Với ông lớn công nghệ như Google đây hoàn toàn không phải vấn đề.
G Suite có hệ thống lọc thư khá chất lượng khi họ tuyên bố độ chính xác lên đến 99%. Google cho biết họ đã kết hợp ứng dụng Machine Learning và công nghệ AI với cơ sở dữ liệu lớn để cải thiện việc lọc thư rác liên tục.
Ứng dụng thư trên máy tính để bàn và điện thoại
G Suite một lần nữa giành được ưu thế khi mà họ có được sự hỗ trợ từ ứng dụng Gmail. Một trong những ứng dụng gửi email phổ biến toàn cầu hiện nay, tương thích mọi thiết bị từ máy tính đến các dòng Smartphone, tablet…
Khác biệt giữa Gsuite và Zoho là gì? – Hỗ trợ
Hỗ trợ từ G Suite và Zoho tương đối đều nhanh nhưng nếu so sánh thì G Suite sẽ có phần nhanh hơn dù không nhiều. Mặc dù, việc nhờ hỗ trợ từ nhà cung cấp thường ít được sử dụng vì chúng ta có thể tham khảo từ internet hoặc diễn đàn, cộng đồng…
Lời khuyên từ Mắt Bão nên chọn Zoho Mail hay G Suite
Cả Zoho Mail và G Suite đều có những ưu và nhược điểm nhất định, dù vậy họ vẫn là những nhà cung cấp tốt nhất hiện nay. Đối với Zoho Mail bạn có thể tận dụng sức mạnh từ dịch vụ miễn phí nếu blog hoặc web của bạn có quy mô nhỏ. Trong khi đó, các gói dịch vụ của G Suite sẽ là sự lựa chọn không tồi khi kết hợp với các ứng dụng của Google như Gmail, Drive…
Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tự mình tạo email tên miền riêng miễn phí tại Zoho Mail. Hiện nay, Zoho Mail vẫn không ngừng cập nhật tính năng, giao diện để hỗ trợ người dùng. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn hãy để lại comment bên dưới bài viết để được hỗ trợ nhé.
Ngoài ra hiện nay “Mắt Bão – Nhà cung cấp tên miền hàng đầu” cũng cho ra mắt dịch vụ Email4B – Email tên miền riêng dành cho Doanh nghiệp với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Mắt Bão. Chúc bạn tạo Email tên miền riêng cho mình thành công!
>>> Xem thêm bài liên quan: Wp smtp là gì
Chuyên gia SEO và yêu thích lập trình Website, đặc biệt với nền tảng WordPress.