Copyright© Mat Bao Company. All Reserved.
Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại Mắt Bão có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Công ty cổ phần Mắt Bão - Giấy phép kinh doanh số: 0302712571 cấp ngày 04/09/2002 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh.
Giấy phép cung cấp dịch vụ Viễn thông số 247/GP-CVT cấp ngày 08 tháng 05 năm 2018.
Cách nhận biết website mã nguồn mở
Chúng ta đã truy cập rất nhiều website rồi có khi nào bạn tự hỏi website này làm bằng mã nguồn gì không, chắc là đối với những ai không am hiểu về website thì không mấy khi họ để ý. Nhưng đối với dân lập trình, đặc biệt là dân thiết kế website thì truy cập vào website nào đầu tiên là phải khám phá xem nó làm bằng mã nguồn gì, hay cấu trúc ra sao. Có thể bạn kiểm tra phần tử và đoán được mã nguồn sử dụng của nó nhưng có những website bạn không thể nào mà đoán được. Thế thì làm sao mà biết được một cách chính xác được vấn đề này? Dưới đây là một số cách Mắt Bão đã tìm hiểu và sàng lọc muốn chia sẻ cho các bạn.
1. Cách thủ công
- Bạn kiểm tra dưới footer của website có ghi thông tin của website hay mã nguồn, nhưng rất ít website để lại mặc định cho phẩn footer nên độ chính xác của nó không cao chỉ tầm 5%.
- Nhìn đường dẫn url của website đoàn mã nguồn nhưng điều này cũng có độ chính xác không cao chỉ tầm 20%.
- Xem tổng quan giao diện và lướt qua từng bài viết, nhất là phần bình luận cũng có thể đoán được mã nguồn nào, dễ nhận biết nhất là WordPress
Độ chính xác có thể lên tới 50%
- Hoặc là bạn có thể đi sau hơn vào code bằng các kiểm tra phần từ ( Ctrl U ) quan sát các đặt class, đường dẫn đến file js, css và các thư mục. Điều này độ chính xác cũng rất cao tầm 90%. Đặc biệt với website sử dụng mã nguồn WordPress thì độ chính xác lên đến 100%.
2. Dùng tool
Dưới đây là 5 tool khá hay để kiểm tra mã nguồn của Website mà tỉ lện chuẩn cũng khá cao.
CMS Detector
CMS Detector là một công cụ trên nền web nên rất thuận tiện để bạn kiểm tra
Builtwith
Builtwith là một công cụ rất mạnh dùng để kiểm tra mã nguồn của website. Nó đi sau vào chi tiết của trang web bao gồm: server, hệ thống quản trị, framework, các chức năng tích hợp, thông tin về template sử dụng và ngôn ngữ code.
W3Techs
Đây là một tool web chi tiết và hoàn hảo. W3Techs giúp chúng ta biết được rất nhiều thứ trong mã nguồn website của bạn nhưn ngôn ngữ lập trình, social, mã nguồn…
WhatCMS
Đúng như tên gọi của nó thì công cụ này chỉ giúp bạn kiểm tra được website của bạn đang dùng CMS gì nhưng tỉ lệ chính xác của nó lên đến 90%.
Tổng kết: Có rất nhiều cách để bạn lựa chọn nhưng mình thường chọn cách dùng tool hơn vì nó chính xác và chi tiết hơn, các bạn thử dùng thư 5 tool trên và sẽ thấy kết quả ngay. Chúc các bạn thành công!
Xin chào, tôi là thành viên của Team WordPress.