WooCommerce là gì? Thiết kế web bán hàng giờ thật dễ dàng

Mắt Bão 27/12/2021 28 phút đọc

 

WooCommerce là gì?

WooCommerce là một plugin mã nguồn mở trên WordPress hỗ trợ thiết kế website thương mại điện tử hay web bán hàng. Tác vụ của nó là biến website trở thành một trang thương mại điện tử nhanh chóng, hiệu quả. Vậy chức năng của WooCommerce là gì? WooCommerce có toàn bộ các chức năng mà một web bán hàng cần có như: giỏ đơn hàng, số lượng hàng hóa, thanh toán, khuyến mãi, đăng ký khách hàng,…

woo commerce là gì
WooCommerce là một plugin miễn phí dành cho website bán hàng trên WordPress

Tại sao dùng WooCommerce?

WooCommerce là gì? Có khoảng 13 triệu người đang sử dụng WooCommerce cho website của mình
Có khoảng 13 triệu người đang sử dụng WooCommerce cho website của mình

Hiện tại, có khoảng 13 triệu người đang sử dụng WooCommerce cho website của mình và khoảng 37% shop online hoạt động dựa trên plugin này. Vậy điều gì khiến cho WooCommerce được ưa chuộng đến vậy?

Dưới đây là một số lý do chính.

  • Hoàn toàn miễn phí.
  • Cách thức cài đặt và sử dụng tương đối đơn giản, dễ dàng. Không cần phải là kỹ thuật viên chuyên nghiệp cũng có thể thực hiện được.
  • Cung cấp thư viện template WordPress đa dạng, giúp quá trình xây dựng trang chủ shop online nhanh chóng chỉ với vài thao tác.
  • Thường xuyên được cập nhật tính năng mới và được hỗ trợ bởi chính các nhà phát triển WordPress.
  • Tính bảo mật cao, giúp bảo vệ dữ liệu, thông tin giao dịch an toàn, ngăn chặn mọi sự xâm nhập bất hợp phát của bên thứ ba.
  • WooCommerce cho phép người dùng cấu hình với một số lượng rất lớn các tính năng hoặc extensions được tích hợp.

Chức năng của plugin WooCommerce là gì?

WooCommerce hỗ trợ các hình thức thanh toán như Paypal
WooCommerce hỗ trợ các hình thức thanh toán như Paypal

WooCommerce cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích như:

  • Tạo danh sách để người dùng tùy ý nhập và tra cứu thông tin sản phẩm (ví dụ như: mã, tên, số lượng, đơn gián,..).
  • Tính toán được tổng chi phí đơn hàng của người mua một cách nhanh chóng, chính xác.
  • Hỗ trợ các hình thức thanh toán trực tiếp và online thông dụng như: PayPal, Credit Card, COD, Cash.
  • Hỗ trợ tính thuế VAT hoặc thuế doanh nghiệp.
  • Cung cấp template mẫu, hỗ trợ xây dựng giao diện hiển thị cho doanh nghiệp.
  • Xác nhận trạng thái đơn hàng, giúp người bán biết được món hàng của mình đang ở giai đoạn nào (đã xác nhận đơn, đang giao hàng, đã giao thành công hay yêu cầu trả lại hàng,…).

Cách cài đặt, sử dụng plugin WooCommerce

Dưới đây Mắt Bão sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và quản lý sản phẩm của WooCommerce.

WooCommerce là gì? Cách cài đặt và sử dụng WooCommerce tương đối đơn giản
Cách cài đặt và sử dụng WooCommerce tương đối đơn giản

Cài đặt WooCommerce

Nếu muốn phát triển website WordPress thành trang bán hàng chuyên nghiệp, trước tiên bạn cần cài đặt plugin WooCommerce theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào giao diện WordPress admin bằng username và password của mình theo đường link có dạng: http://tên-miền-của-bạn/wp-admin.

Bước 2: Click chọn mục Plugins (gói mở rộng) ở thanh menu bên trái màn hình, sau đó nhấn nút Add new.

Bước 3: Gõ từ khóa WooCommerce trên thanh công cụ tìm kiếm.

Bước 4: Hệ thống trả về kết quả, chọn Plugin WooCommerce và nhấn nút Install Now để cài đặt. Khi cài đặt kết thúc, nhấn Active.

Nhấn nút Install Now để cài đặt WooCommerce
Nhấn nút Install Now để cài đặt WooCommerce

Bước 5: Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông báo chào mừng tới WooCommerce. Hãy nhấn nút Let’s Go để tích hợp Plugin vào website.

WooCommerce là gì? Hệ thống hiển thị thông báo chào mừng
Hệ thống hiển thị thông báo chào mừng

Bước 6: Hệ thống lần lượt hiển thị các mục cơ bản bạn phải hoàn thành trước khi sử dụng WooCommerce:

  • Cài đặt trang: Tại đây, WooCommerce thông báo rằng sẽ tạo trang chính (shop, cart, checkout và my account). Bạn chỉ cần xem qua và nhấn vào nút Continue.
  • Vị trí cửa hàng: Ở mục này, người dùng cần cài đặt thông tin về vị trí của cửa hàng, loại tiền tệ, đơn vị được sử dụng cho trọng lượng và chiều dài sản phẩm,… Sau khi hoàn tất, nhấn Continue.
  • Shipping & Tax: Mục này cho phép bạn cấu hình việc giao hàng và thuế. Khi hoàn tất, nhấn Continue.
  • Thanh toán: Bạn có thể lựa chọn phương thức thanh toán cho đơn hàng ở mục này. Nhấn Continue sau khi thiết lập xong.

Bước 7: Khi đã hoàn thành tất cả hạng mục trên, hãy nhấn Create your first product để bắt đầu sử dụng WooCommerce.

Khi hoàn tất, nhấn Create your first product để bắt đầu sử dụng WooCommerce
Khi hoàn tất, nhấn Create your first product để bắt đầu sử dụng WooCommerce

Quản lý sản phẩm – WooCommerce Products là gì?

Việc thêm sản phẩm trên WooCommerce cũng đơn giản như việc bạn post một bài blog lên web. Để làm được điều này, hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tại giao diện admin, vào danh mục WooCommerce -> Products -> Add news.

Bước 2: Hệ thống hiển thị trang để điền thông tin sản phẩm. Trong trang này, bạn cần hoàn tất một số mục cơ bản sau:

  • Product name: Tên sản phẩm.
  • Mô tả sản phẩm: Cung cấp các thông tin chi tiết và hình ảnh sản phẩm.
  • Product data: Nơi bạn có thể định dạng loại sản phẩm. Với người mới bắt đầu, tốt nhất nên chọn Simple product. Sau đó, khi đã quen, bạn có thể tùy chỉnh với các lựa chọn khác như: Grouped, Virtual, Downloadable, Variable, External.
  • Product short description: Mô tả ngắn gọn về sản phẩm.
  • Product Categories: Phân loại sản phẩm để dễ dàng hơn khi quản lý, tìm kiếm.
  • Product image: Hình ảnh trang bìa của sản phẩm.
Điền các thông tin trong trang sản phẩm
Điền các thông tin trong trang sản phẩm

Bước 3: Sau khi hoàn thành các mục trên, nhấn nút Publish để đăng tải sản phẩm.

Nhấn nút Publish để đăng sản phẩm
Nhấn nút Publish để đăng sản phẩm

Để quản lý sản phẩm, bạn click vào mục All Products trên thanh menu bên trái. Tại đây, bạn có thể xóa, sửa hoặc nhân bản sản phẩm tùy theo ý mình.

WooCommerce là gì? Trang quản lý sản phẩm - nơi bạn có thể chỉnh sửa trạng thái sản phẩm tùy ý
Trang quản lý sản phẩm – nơi bạn có thể chỉnh sửa trạng thái sản phẩm tùy ý

Quản lý đơn hàng – WooCommerce Orders là gì?

WooCommerce là gì? Theo dõi đơn hàng qua trang quản lý
Theo dõi đơn hàng qua trang quản lý

Đơn hàng sẽ được tạo ra khi khách hàng hoàn tất các bước thanh toán. Bạn có thể xem tất cả các đơn hàng bằng cách vào mục Orders. Mỗi đơn hàng sẽ có ID riêng với các thông tin cần thiết của khách hàng như: email, số điện thoại, địa chỉ, cách thanh toán,…

Quản lý mã giảm giá – WooCommerce Coupons là gì?

Bạn có thể quản lý các mã giảm giá tại mục Coupons. Nếu muốn chỉnh sửa, chỉ cần click vào tên của coupon và thay đổi các thông tin.

Quản lý báo cáo – WooCommerce Reports là gì?

Để quản lý báo cáo của cửa hàng, bạn cần vào mục Reports. Tại đây, hệ thống sẽ hiển thị số lượng hàng hóa đã bán, doanh thu và nhiều thống kê khác.

Settings (Cài đặt)

Trang settings
Trang settings

Tại mục này, bạn có hể thay đổi một số tùy chọn liên quan đến địa điểm, tiền tệ, email tên miền riêng của doanh nghiệp, shipping, cài đặt API,…

  • Status

Đây là trang giúp bạn nắm được tình trạng hiện tại của trang WooCommerce. Bạn có thể tìm thấy nhiều thứ hay ho tại đây như:

  • Get System Report: Nơi cung cấp báo cáo chi tiết để bạn có thể gửi cho đội ngũ hỗ trợ WooCommerce nếu muốn.
  • Tools: Bạn có thể thực hiện các lệnh như xóa cache WooCommerce, reset người dùng, kích hoạt/dừng debugging,…
  • Logs: Tab lưu trữ file log, cung cấp thông tin về lỗi và debug.
  • Extensions: Gói mở rộng giúp bạn bổ sung tính năng cho WooCommerce và tối ưu trang thương mại điện tử của mình.

Cách tối ưu website bán hàng WooCommerce

Sử dụng email và newsletter là cách hiệu quả để quảng cáo trang WooCommerce
Sử dụng email và newsletter là cách hiệu quả để quảng cáo trang WooCommerce

Biết được “WooCommerce là gì?“, “Chức năng của WooCommerce“, “Cách sử dụng WooCommerce” thôi chưa đủ. Để giúp trang bán hàng trên nền tảng WooCommerce phát huy tối đa hiệu quả và góp phần thúc đẩy doanh số, bạn nên áp dụng những tính năng sau:

  • Email và Newsletter
  • Các chương trình ưu đãi
  • Quảng cáo bằng video

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng tính năng.

Email và Newsletter

Hãy gửi các ưu đãi, giảm giá dựa trên thói quen mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên đừng gửi quá nhiều voucher, khuyến mãi đến hộp thư của người đăng ký vì điều đó có thể khiến họ khó chịu và hủy subscribe.

Đưa ra các chương trình ưu đãi cho khách hàng

Khi có sản phẩm mới hoặc muốn nâng cao doanh số bán của một mặt hàng tồn đọng nào đó, hãy chạy chiến dịch ưu đãi, giảm giá. Việc đó sẽ giúp khách hàng cảm thấy mình được lợi, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu mua sắm của họ.

Quảng cáo bằng video

Một số nghiên cứu cho thấy, 90% khách hàng cho rằng việc xem video về sản phẩm sẽ giúp họ ra quyết định mua sắm nhanh hơn. Từ đó có thể thấy video quảng cáo là một cách rất hữu hiệu để thu hút người dùng và gia tăng nhận thức về thương hiệu.

Tuy nhiên, nội dung video chỉ nên gói gọn trong vòng 30 – 45 giây nhằm đảm bảo khách hàng có đủ kiên nhẫn để xem từ đầu đến cuối.

dịch vụ đăng ký Hosting WordPress Mắt Bão

Các Plugin khác hỗ trợ bán hàng với WooCommerce

Sau khi tạo được một Website thương mại điện tử, bạn có thể sẽ cần bổ sung thêm các Plugin hỗ trợ để bán hàng tốt hơn. Các Plugin khác hỗ trợ bán hàng với WooCommerce trong danh sách này đều có những tính năng độc đáo riêng. 

YITH WooCommerce Wish Wishlist

Đây là Plugin miễn phí được cài đặt để người dùng có thể lưu các sản phẩm yêu thích. Nhờ vậy, họ có thể tìm sản phẩm nhanh chóng sau đó và mua chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể chia sẻ danh sách các sản phẩm đã lưu với người thân và bạn bè, trên mạng xã hội. Điều này có thể giúp bạn thu hút khách hàng mới, thúc đẩy họ mua hàng. 

Tôi nghĩ, YITH WooCommerce Wish Wishlist thật sự là một tiện ích đáng giá để sử dụng. Nó đặc biệt hữu ích cho các Shop Online vào những thời điểm nhu cầu mua sắm tăng cao như dịp lễ, tết,… 

WooCommerce Multilingual

Đây là Plugin tiếp theo mà tôi nghĩ bạn nên sử dụng. Chắc hẳn bạn không chỉ muốn giới việc buôn bán chỉ với khách hàng Việt đúng không! Nếu bạn chỉ kinh doanh trong nước, Plugin này cũng cần thiết. Nó sẽ giúp bạn tiếp cận được với khách hàng ngoại quốc đang sống, làm việc tại Việt Nam. 

Tiện ích này sẽ thêm vào Website của bạn tính năng dịch thuật. Khác truy cập có thể chuyển đổi giữa các ngôn ngữ dễ dàng. Ngoài ra, với WooCommerce Multilingual, bạn còn có thể gửi Email cho khách hàng và quản trị viên bằng ngôn ngữ của họ.

Beeketing

Với tôi, Beeketing là Plugin không thể thiếu để hỗ trợ tiến hành Marketing Automation (tiếp thị tự động hóa). Điều này cũng hỗ trợ tăng doanh thu cho bạn. Beeketing có tính năng tạo Coupons dành cho khách hàng mới, thúc đẩy họ mua sản phẩm/dịch vụ lần đầu tiên. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng Plugin này để tung ra ưu đãi để nhắc nhở, thúc đẩy khách hàng đang có giỏ hàng chờ thanh toán hoàn thành tác vụ. Riêng tôi thường dùng Beeketing để đưa ra ưu đãi đặc biệt đối với khách hàng theo dõi thương hiệu tôi trên kênh xã hội, đã đăng ký Email.

ZWoom

Khách truy cập có thể phóng to và thu nhỏ ảnh hiển thị sản phẩm nhờ ZWoom
Khách truy cập có thể phóng to và thu nhỏ ảnh hiển thị sản phẩm nhờ ZWoom

Khi bạn cài đặt ZWoom – WooCommerce Product Image Zoom, khách truy cập có thể phóng to và thu nhỏ ảnh hiển thị sản phẩm. Bạn có thể thử Plugin YITH Woocommerce Zoom Magnifier nếu bạn thích hiệu ứng khác.

PickPlugins Product Slider For WooCommerce

Đây là Plugin tôi đề xuất bạn sử dụng nếu muốn tạo Slide sản phẩm. Các Slide này sẽ giúp hiển thị sản phẩm ở bất kỳ đâu trên trang Web thông qua Shortcode. Plugin này cũng hỗ trợ tối ưu cho Mobile, cho phép tùy chỉnh văn bản Slide, kiểu chữ, màu sắc, ẩn sản phẩm hết hàng,…

Woocommerce Mailchimp Integration

Bạn đang cần tạo Mail List với mục đích thu thập Email của khách hàng! Nếu vậy đừng bỏ qua Plugin này nhé. Nó sẽ cho phép bạn tích hợp Mailchimp toàn diện vào Woocommerce để bạn có thể tạo danh sách Mail dễ dàng.

So sánh Shopify và WooCommerce

WooCommerce và Shopify là hai trong số những nền tảng thương mại điện tử phổ biến, dễ sử dụng nhất hiện nay. Cả hai đều có nhiều điểm mạnh và có thể là giải pháp hoàn hảo để bạn xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử. 

Về chi phí

  • Shopify: Nền tảng này có 3 mức giá là 29 USD/tháng, 79 USD/tháng và 299 USD/tháng. Tất nhiên giá tiền cao sẽ đi kèm với các tính năng mở rộng hơn. Gói giá cao nhất sẽ có đầy đủ chức năng. Mỗi gói dịch vụ đều có tên miền, Hosting và SSL.
  • WooCommerce hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tốn chi phí để có một Website WordPress (Hosting, SSL, Domain).

Về tính dễ sử dụng

Với tôi, Shopify thắng thế hơn về yếu tố đơn giản, dễ sử dụng. Cụ thể, Shopify là Hosted Platform. Khi sử dụng nó, bạn sẽ không cần quan tâm vấn đề bảo mật, cài đặt, các lỗi, Backup, hiệu năng,… Bạn chỉ cần đăng ký Account, chọn chủ đề và tùy chỉnh, thêm sản phẩm bạn muốn bán. Shopify có giao diện kéo và thả để bạn dễ dàng quản lý sản phẩm. Tuy nhiên, nền tảng này cũng có nhược điểm trong việc Design Website là quá ít Section .

Trong khí đó, WooCommerce là một Plugin đòi hỏi bạn tự cài đặt, Backup, Update, bảo mật,… Tuy nhiên, cũng có nhiều tiện ích xử giúp bạn xử lý các vấn đề này. WooCommerce mặc định không có chức năng kéo thả. Bạn phải sử dụng Elementor Pro, WPBakery, Beaver Builder,… để có thể tùy chỉnh dạng kéo thả. WooCommerce là phần mềm mã nguồn mở nên bạn có thể thoải mái tùy chỉnh. 

Phương thức thanh toán

so sánh phương thức thanh toán của Shopify và WooCommerce
Bạn nên chọn nền tảng hỗ trợ nhiều cổng thanh toán phổ biến

Shopify cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán cho bạn. Nền tảng này cũng có phương thức thanh toán riêng là Shopify Payment. Nhưng với mỗi đơn hàng thành công, bạn sẽ bị tính phí 2% khi thanh toán qua cổng thanh toán của bên thứ 3. Phí này sẽ còn 0,5% nếu bạn đăng ký gói dịch vụ 299 USD/tháng.

WooCommerce hỗ trợ thanh toán qua Paypal, Stripe và tất cả các cổng thanh toán phổ biến khác. Bạn còn có thể tự tích hợp các phương thức thanh toán khác trên trang Web.

Tuyệt vời hơn nữa, WooCommerce sẽ không tính phí đối với giao dịch của bạn. Bạn sẽ chỉ mất phí qua cổng thanh toán hoặc ngân hàng. Theo tôi, đây là các thế mạnh giúp Plugin này được đông đảo chủ Website thương mại điện tử lựa chọn.

Tính năng bổ sung

Shopify cung cấp sẵn API và App Store. Có hàng trăm App ở trên này, với đầy đủ tính năng như SEO, thu thập Email, Countdown,…

WooCommerce có nhiều Plugin trả phí và hơn 55.000 Plugin miễn phí với hầu hết mọi tính năng bạn muốn như nén ảnh, SEO, Backup, Caching, Security,… Các tiện ích này rất dễ cài đặt, tích hợp và đều được Code trên nền tảng WordPress.

Khả năng mở rộng, phát triển

Cùng với việc dễ sử dụng, khả năng mở rộng của Shopify cũng vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần mua các gói dịch vụ cao hơn để nâng cấp, mở rộng tương ứng với sự phát triển của việc kinh doanh. Shopify cũng cung cấp gói dịch vụ doanh nghiệp để bạn nâng cấp dễ dàng mà không cần quan tâm vấn đề kỹ thuật. Nhờ đó, bạn có thể tập trung tối đa vào Business.

WooCommerce miễn phí, linh hoạt, nhưng bạn cũng phải tự quản lý các vấn đề kỹ thuật. Bạn sẽ phải tự bảo mật trang, nâng cấp Hosting nếu muốn mở rộng cửa hàng. Tuy nhiên,bạn sẽ có quyền kiểm soát Website hoàn toàn và có nhiều lựa chọn hơn.

Đội ngũ hỗ trợ

so sánh đội ngũ hỗ trợ giữa Shopify và WooCommerce
Shopify cung cấp hỗ trợ qua Live chat 24/7, Email, Twitter,…

Shopify cung cấp hỗ trợ qua Live chat 24/7, Email, Twitter, tài liệu hướng dẫn đầy đủ,… Nếu cần hỗ trợ về ứng dụng của bên thứ 3 bạn có thể sử dụng dịch vụ Shopify Experts.

Có khá nhiều tài liệu, hướng dẫn về WooCommerce mà bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng. Tôi thường vào các Blog, Forum chuyên về WordPress để tìm hướng dẫn, thủ thuật. Bạn cũng có thể thuê chuyên gia trong lĩnh vực này để được hỗ trợ khi cần.

>>> Kiến thức cần biết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Hệ thống tài khoản theo thông tư 133 chi tiết đầy đủ mới nhất

Dropshipping

Theo nhận định của tôi thì WooCommerce mang lại sự tiện lợi trong Dropshipping hơn so với Shopify.

Shopify tích hợp sẵn App cho một số Marketplace Dropshipping như Oberlo, AliExpress, Printify,… Tuy nhiên, bạn sẽ phải chi trả chi phí tương ứng cho mỗi Marketplace (phí Shipping, Membership,…).

WooCommerce cho phép cài đặt những phần mở rộng để giúp bạn thực hiện đặt hàng, Import sản phẩm ngay lập tức,… Chúng giúp việc bán hàng dễ dàng hơn. Bạn thậm chí còn có thể tự tạo một Marketplace trên Website của bạn để các nhà cung cấp khác đăng sản phẩm lên.

Những thắc mắc thường gặp với WooCommerce

Không ít bạn có nhiều thắc mắc về WooCommerce. Tôi sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và giải đáp trong nội dung sau đây. 

Những điều kiện cần có để tạo một cửa hàng với WooCommerce

  • Bạn cần có WordPress Hosting Account để lưu trữ mọi tập tin Website của bạn.
  • Tiếp đến, bạn cần chọn và mua một tên miền (Domain).
  • Website cần có chứng chỉ SSL. Có như vậy trang của bạn mới có thể thanh toán trực tuyến an toàn.

Vì sao cần kích hoạt bảo trì WooCommerce?

Việc kích hoạt bảo trì WooCommerce sẽ giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng trên trang của bạn. Hơn thế nữa, nó còn giúp bạn tránh việc khách hàng rời đi trong quá trình Website đang được hoàn thiện. Nếu cửa hàng trực tuyến gặp lỗi, bạn cũng có thể nhanh chóng phát hiện và khắc phục mà không ảnh hưởng thứ hạng Website.

Cần những gì trong một nền tảng thương mại điện tử?

Theo tôi, để chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp, bạn nên cân nhắc một số yếu tố sau:

  • Dễ sử dụng: Nếu bạn là người không thành thạo công nghệ, nên chọn các nền tảng đơn giản, dễ sử dụng.
  • Chi phí: Khoản tiền đầu tư ban đầu cho cửa hàng Online, chi phí định kỳ nên nằm trong giới hạn ngân sách của bạn.
  • Nền tảng có khả năng mở rộng theo nhu cầu kinh doanh của bạn.
  • Bạn nên chọn nền tảng có hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán.

Nên chọn WooCommerce hay Magento?

WooCommerce và Magento đều có ưu điểm riêng
WooCommerce và Magento đều có ưu điểm riêng

WooCommerce có thị phần lớn với lượng người dùng vô cùng lớn. Plugin này dễ dùng, giúp bạn tiết kiệm chi phí xây dựng, vận hành một Ecommerce Website.

Trong khi đó, Magento phù hợp cho các bạn có ngân sách lớn cho cửa hàng thương mại điện tử. Ngoài ra nó có thể yêu cầu bạn thành thạo lập trình. Nếu không, bạn cần chó thể chi trả để thuê các Developer.

Nên chọn WooCommerce hay BigCommerce?

BigCommerce cung cấp dịch vụ trọn gói cho phép bạn bắt đầu kinh doanh Online nhanh chóng mà không cần thiết đặt gì. Nó giúp bạn quản lý mọi thứ từ bảo mật, sao lưu, mở rộng,… Tuy nhiên, bạn chỉ có thể kiểm soát cửa hàng Online của mình một cách giới hạn. Bạn cũng không sử dụng được công cụ nào khác bên ngoài BigCommerce.

Riêng với WooCommerce, bạn có toàn quyền kiểm soát Website của mình. Chi phí ban đầu cũng thấp hơn so với BigCommerce. Tuy nhiên, bạn sẽ khó khăn khi muốn dùng WooCommerce để mở rộng khi cửa hàng phát triển.

Có thể thấy WooCommerce không quá khó khăn để cài đặt và sử dụng. Đây cũng là Plugin miễn phí được khá nhiều người chọn lựa trong quá trình “thương mại” hóa website của mình. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ quản lý web bán hàng của doanh nghiệp hiệu quả và dễ dàng hơn. Trong trường hợp bạn đang tìm nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website WordPress uy tín?

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Managed WordPress Hosting trong bài viết: “MWP là gì?“. Hoặc tìm hiểu thêm về WordPress qua bài viết: “WordPress là gì?

Hãy đến với Mắt Bão, chúng tôi cung cấp dịch vụ Managed WordPress Hosting, nơi website thương mại điện tử của bạn sẽ được hỗ trợ tối ưu 24/7. Chúc bạn thành công!






Bài viết liên quan